Hướng dẫn kỹ thuật đập bóng chuyền mạnh và hiệu quả nhất cho người mới chơi

Kỹ thuật đập bóng chuyền mạnh và hiệu quả là kỹ thuật được rất nhiều người yêu thích môn thể thao này quan tâm. Vậy kỹ thuật đập bóng chuyền là gì? Thực hiện kỹ thuật này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Để thực hiện được các cú đập có lực nhất, banh cần thực hiện chính xác các bước dưới đây:

 Tư thế chuẩn bị

Tư thế chuẩn bị là tư thế đầu tiên, tiên quyết để thực hiện các bước tiếp theo. Do đó, các bạn cần chú ý tới những động tác đầu tiên này.

Cần khởi động trước khi bước vào luyện tập hoặc thi đấu, để tránh những trấn thương đang tiếc.

Tư thế chuẩn bị gồm:

– Người chơi đứng xa lưới 2 -3m, không nên đứng gần lưới quá để còn lấy đà. Chân luôn chuyển động nhẹ để có thể kịp thời điều chỉnh hướng người theo hướng bóng.

– Đầu gối hơi trùng xuống, hạ thấp trọng tâm. Đồng thời luôn chú ý quan sát bóng để xác định chuẩn hướng bóng.

 Kỹ thuật lấy đà

Để có có sức bật cao, vị trí tốt so với bóng, cần có những động tác lấy đà tốt nhất. Kỹ thuật lấy đà gồm:

– Thời gian lấy đà: Sau khi quan sát và xác định được đường bóng và hướng bóng nâng tới. Chạy đà được thực hiện khi bóng vừa rời tay người chuyền 2. Nếu bóng càng thấp càng phải lấy đà sớm hơn, bóng cao lấy đà chậm hơn.Chạy 3 bước chạy đà tới vị trí bóng.

– Góc của đường lấy đà (so với lưới): Góc của đường lấy đà sẽ phụ thuộc vào khả năng người đập bóng. Người đập giỏi thì họ có thể lấy đà với một góc độ lớn hơn và có khi thẳng góc với lưới (90 độ). Nếu đập kém hoặc mới tập sẽ chạy ở góc độ nhỏ hơn (35-50 độ) và với người mới tập thì trung bình là 45 độ.

Số bước lấy đà có thể từ 1-4 bước nhưng thông thường là 3 bước.

– Bước chạy đà cuối cùng: Khi chạy đà đến bước cuối cùng, Bạn cần thu chân sau về ngang chân trước để chuẩn bị giậm nhảy bằng 2 chân. Đây là điều mà rất nhiều người mới chơi không thực hiện được gây lỗi đáng tiếc.

Kỹ thuật giậm nhảy

Kỹ thuật này là bước quan trọng quyết định bóng bạn đập có lực nay không. Có 2 loại dậm nhảy tủy vào người chơi bóng:

Việc chuyển từ bước lấy đà cuối cùng sang bước giậm nhảy phải thực hiện liên tục. Có 2 loại dậm nhày là dậm nhảy bằng 1 chân và dậm nhảy bằng 2 chân. Trong đó dậm nhày bằng 2 chân được sử dụng phổ biến nhất. Thực hiện dậm nhảy bằng 2 chân cần thực hiện:

Bước cuối cùng của lấy đà là bước ở vị trí giậm nhảy, bước này rất quan trọng vì phải làm thế nào để khi nhảy lên có thể đập quả bóng chuyền ở tầm trước mặt. Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau. Thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên.

Lưu ý, muốn bật được cao thì bạn phải dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xương hông (vươn bụng) và cuối cùng là sức cổ chân. Đồng thời phải phối hợp đánh tay, tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.

 Kỹ thuật nhảy và đập bóng

– Tư thế đập bóng đúng cách và có lực được bắt đầu khi bạn bật người lên đến tầm cao nhất định. Thân người ngửa về phía sau, hơi nghiêng 1 chút về phía tay đập bóng. Hai chân để tự nhiên, không khép quá.

– Tay đập trên cao đưa sát tai ra phía sau lấy đà. Cánh tay duỗi thẳng và cổ tay gập mạnh vào bóng. Dùng cổ tay điều khiển hướng bóng.

– Khi đập vào bóng, thân người vươn thẳng, hai chân cũng duỗi ra phía trước ,đầu gối thẳng tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng. Đập bóng thông thường ở tầm cao hơn đầu và chếch về phía trước mặt khoảng 10-15cm.

 Kỹ thuật tiếp đất

Sau khi thực hiện đập bóng, muốn giữ được thăng bằng không chạn lưới hay quá vạch thì cần thả lỏng, chạm đất bằng mũi bàn chân. Tiếp đó, hai chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu xuống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *