Hải Phòng: “Hải đồ cổ” doanh nhân nổi danh bậc nhất đất Cảng 1 thời

Nhắc đến Hải “đồ cổ”, người nổi danh bậc nhất đất Cảng, hầu như ai cũng biết. Người ta biết vì ông không những từng giàu nhất Hải Phòng, mà thậm chí giàu nhất Việt Nam.

1: Đại tỷ phú một thời

Nhân vật nổi danh nhất đất Cảng, nhắc đến hầu như ai cũng biết, là ông Bùi Xuân Hải, tức Hải “đồ cổ”. Ông nổi tiếng vì từng là người không những giàu có nhất Hải Phòng, mà có thể còn giàu nhất Việt Nam. Nhưng giờ đây, sau 4 lần đi̷ t̷ù, vị đại gia này đã biến thành “Chúa Chổm”. Có thể một ngày nào đó, ông phải ra đường vì không có nhà ở. Dù vậy, ông vẫn miệt mài ngày đêm viết hàng chục đề án gửi lãnh đạo cấp cao, những mong biến Việt Nam thành cường quốc như điều Bác Hồ mong ước khi còn sống.

7 năm trước, tôi về “Tiểu Đồ Sơn” gặp ông Bùi Xuân Hải. Giữa trưa hè nắng chang chang, trong bộ đồ trắng toát, với áo trắng, quần trắng, tất trắng và đôi giày cũng màu trắng, ông dẫn tôi đi dưới những tán cây rợp bóng. “Tiểu Đồ Sơn” của ông khách ra vào nườm nượp ăn nhậu, vui chơi, bơi lội. Bể bơi rộng mênh mang nằm giữa khu resort là địa chỉ nổi tiếng thu hút người Hải Phòng đến giải nhiệt trong những ngày hè.

Ông Hải chỉ tay bảo: “Đây sẽ là khách sạn 6 tầng, trên nóc khách sạn là cung điện thần Vệ Nữ. Trung tâm khu sinh thái là tượng Phật cao 27m, nặng 500 tấn. Phía góc phải sẽ là một lâu đài sứ dát vàng tầm cỡ kỳ quan thế giới”.

Cả một ngày trời, ông Hải “đồ cổ” dẫn tôi đi lòng vòng trong hệ thống trưng bày đồ gốm sứ. Phải nói rằng, tôi đã sững người trước vẻ đẹp vương giả̷ của những đồ gốm sứ do ông tạo ra, những món đồ tưởng như chỉ có trong cung vua phủ chúa ở vương quốc Trung Hoa xa xưa.

Ông Hải trình bày khát vọng biến Hải Phòng thành “vương quốc gốm sứ” của thế giới, đánh bại nền gốm sứ hoa lệ nổi tiếng cả ngàn năm nay của Trung Quốc. Phải công nhận đồ gốm của ông đẹp, quá đẹp là đằng khác, nhưng ngay lúc đó tôi nghĩ, những thứ dát vàng đắt tiền ấy chỉ phục vụ giới giàu có, chứ người bình dân dùng làm sao được, nên để phát triển mạnh mẽ không phải là chuyện đơn giản.

7 năm sau gặp lại, thứ không thay đổi ở con người ông, là trang phục trắng toát từ đầu đến chân, cùng một khát vọng lớn lao vẫn không ngừng chảy trong huyết quản. Nhưng cái resort từng tấp nập người ra vào thì cỏ mọc um tùm, vắng ngắt. Bèo nổi lềnh phềnh ở bể bơi. Hòn giả sơn khổng lồ nước chảy róc rách bị trùm kín bởi cỏ và dây leo. Gian nhà rộng lớn ngay mặt đường từng là nơi trưng bày một loại gốm dát vàng cao cấp giờ cửa đóng then cài. Đồ gốm sứ quý giá ông đã chuyển hết vào căn nhà cấp 4 bên trong và khóa kín. Phần lớn dãy nhà xưởng phía sau resort bỏ̷ h̷oang, chỉ còn vài xưởng hoạt động cầm chừng.

Hẹn gặp ông Hải vào lúc 9h sáng, song ông còn đang tiếp khách. Tôi lang thang chơi trong resort một lát, thì ông ra gọi tôi bảo: “Cậu vào đây với tớ để chứng kiến nỗi̷ k̷hổ của doanh nghiệp khi Nhà nước thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Dù xấu̷ h̷ổ lắm, nhưng tớ muốn cậu biết để nói cho cả nước hiểu và thông cảm cho doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn, bi̷ đ̷át này”.

Trong căn phòng làm việc của ông, hai người phụ nữ thi nhau quát tháo gia chủ, thậm chí thóa mạ bằng ngôn từ bậy bạ. Ông Hải bảo: “Tớ từng coi cô ấy như đứa em gái, nhưng giờ, vì xiết̷ n̷ợ, mà cô ấy gọi tớ là thằng. Nhục lắm, nhưng không biết làm thế nào”.

Chuyện là, để có tiền trả lương cho công nhân, cán bộ, ông Hải vay̷ n̷óng của người đàn bà này số tiền 500 triệu, tính̷ l̷ãi theo ngày. Để duy trì cái doanh nghiệp thoi thóp này, không muốn mất̷ đ̷i̷ nghề vẽ gốm sứ bằng vàng ròng mà ông mất bao tâm huyết gây̷ d̷ựng, nên ông phải vay̷ m̷ượn khắp nơi và biến thành “Chúa Chổm”. Khoản vay̷ n̷óng 500 triệu của người đàn bà này, chỉ 10 tháng sau, lãi mẹ đẻ lãi con, đã biến thành gần 5 tỷ đồ̷ng. Họ tróc nợ bằng cá̷ch đến tận nơi tổng xỉ vả ông Hải.

Tôi thực sự rùng mình với cách cho vay̷ n̷ặng lãi kiểu giết̷ n̷gười ở Hải Phòng. Ông Hải bảo, trong thời buổi Nhà nước thắt lưng buộc bụng này, các doanh nghiệp̷ c̷hết như ngả rạ, nhưng giới cho vay n̷ặng lãi thì giàu sụ nhanh chóng. Giới cho vay n̷ặng lãi chạy siêu xe đầy đất Cảng.

Hai người đàn bà này chỉ dừng tổng xỉ vả và ra về khi ông Hải viết cam kết sẽ thanh toán cả gốc lẫn̷ l̷ã̷i̷ vào một ngày cố định.

Hai người đàn bà đòi̷ n̷ợ đi khỏi, ông Hải lại quay về tâm trạng bình thường. Có vẻ như chuyện ông đối đầu với dân đòi̷̷ n̷̷ợ quá quen rồi. Tôi bắt đầu mường tượng ra cảnh khốn cùng lại bắt đầu vây hãm vị đại gia từng giàu có nghiêng ngả đất Cảng này. Ở cái tuổi ngót 70, dù không phải đối mặt với cảnh tù̷ đ̷ày nữa, song có thể ông sẽ rơ̷i̷  vào vòng vây của nợ nần, mà cái vòng vây đó, còn khủng khiếp hơn cả nhà tù.

Ngày mới ra tù, ông bán hết gia sản, đồ cổ để đầu tư vào dự án du lịch “Tiểu Đồ Sơn” nằm ngay cạnh con đường dẫn ra bãi biển Đồ Sơn, với khát vọng biến nó thành nơi ăn nghỉ hàng đầu của thành phố và là địa điểm triển lãm, giao lưu của giới buôn bán, sưu tầm gốm sứ hàng đầu thế giới. Dự án này được duyệt năm 1996 và ông đã đi tắt đón đầu bằng cách đầu tư vào đây tổng cộng 8 triệu USD. Thế nhưng, thủ tục về đất đai thì đến giờ vẫn chưa xong, và thế là, nó là nguyên nhân của một cuộc cưỡng̷ c̷hế, phá̷ d̷ỡ.

Sau cuộc cưỡng̷ c̷hế, tất nhiên số tiền đầu tư đổ xuống sông, xuống bể. Mảnh đất rộng 2 héc-ta giữa thành phố Cảng không có sổ đỏ nên không thể thế chấp vay vốn đầu tư, thế là resort biến thành bãi hoang, ông trở thành “Chúa Chổm”.

Dù sống trên đống nợ̷ n̷ần, có nguy̷ c̷ơ trở lại nhà tù bất cứ lúc nào, song ông Hải không quá bận tâm về điều đó. Tôi nhận thấy ở nhà kinh tế này một sự lãng mạn đến lạ. Ông dẫn tôi vào căn phòng chất ngất các loại sách báo. Ông sưu tầm giữ gìn cẩn thận bất cứ tờ báo nào viết về vấn đề đất đai, đường lối, chính sách pháp luật, chỉ số kinh tế trong nước và thế giới. Ông cắt những bài báo quan trọng và lưu giữ cẩn thận. Từ những bài báo, những con số, ông phân tích, tính toán và đưa vào các học thuyết của mình.

Ông Hải đeo cặp kính gọng vàng (thứ duy nhất trên người ông không phải màu trắng) lôi ra từng tập tài liệu dày cộp, là những dự án ông viết trong mấy chục năm nay. Trong số đó, có tới 11 dự án nhằm biến Việt Nam thành cường quốc hùng mạnh, thành con rồng của thế giới. Ông nắn nót con chữ “thân tặng” và một chữ ký khác người dài ngoằng, chiếm non nửa trang giấy.

Khát vọng biến Việt Nam thành cường quốc bắt đầu từ cuộc đời như một tấn bi hài kịch của ông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *