Hải Phòng: Huyền thoại̶ n̶gôi làng Cổ “đất̶ đ̶ẻ ra quan”

Ở cái vùng vốn được coi là “chiêm khê, mùa̷ t̷hối”, đất chật người đông, xã Cổ Am (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) nổi tiếng khắp đất Cảng bởi “nghề”… học. Nơi đây hiện vẫn còn lưu truyền những câu chuyện về dải đất “đầu̷ r̷ồng” với huyền thoại “đất̷ đ̷ẻ ra quan”!

Huyền thoại vùng đất quan

Nếu không kể đến các xã hải đảo, Cổ Am được đưa vào danh sách “vùng sâu, vùng xa” vì không được thiên nhiên ưu ái như một số địa phương khác của TP Hải Phòng. Do đó, đối với người dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, học tập được coi là cách duy nhất để “thoát̷ l̷y”, thoát nghèo.

Người Vĩnh Bảo nói chung và người Cổ Am nói riêng đều coi trọng sự học. Tài sản quý giá nhất ở mỗi gia đình nơi đây không phải là kho thóc đầy, cánh đồng̷ x̷anh mướt thuốc lào mà lại là những tấm bằng khen, giấy khen và tên tuổi lưu danh tại Sổ vàng̷ t̷ruyền thống của địa phương.

Các cụ cao niên trong làng kể lại, xã Cổ Am trước đây được gọi là làng Cổ. Gọi là làng Cổ để dễ phân biệt với hơn chục làng khác có tên Am, như: Thượng Am, Hạ Am, Trung Am, Nam Am, Liên Am… Nhắc đến làng Cổ, người ta nghĩ ngay đến “làng khoa̷ b̷ảng”, “đất cách̷ m̷ạng”, “đất̷ đ̷ẻ ra quan” bởi số lượng người tài, giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ gần như xếp đầu bảng tại Hải Phòng.

Nhiều người lý giải do phong thủy của khu vực này là dải đất “đầu̷ r̷ồng”, do đó, hễ được sinh ra trên mảnh đất này thì hầu hết đều là người tài, người làm quan, người có chức sắc trong xã hội. Tuy nhiên, ông Đào Nguyên Cự, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Quỹ khuyến học, khuyến tài xã Cổ Am chia sẻ, sự đỗ đạt của các thế hệ nơi đây là do tiếp nối truyền thống hiếu học cha ông để lại từ xưa.

Đất nghèo sinh chí học, ông Cự cho hay: “Hội khuyến học, khuyến tài xã Cổ Am được thành lập từ năm 1993, trước 3 năm so với Hội Khuyến học Việt Nam. Người thầy giáo làng có tên Đào Trọng Côn đã sáng lập ra Quỹ khuyến học, khuyến tài này nhằm khuyến khích, động viên các học sinh, sinh viên nghèo mà hiếu học.

Sau này thầy Côn là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cùng thời gian đó, quỹ khuyến học, khuyến tài của xã Cổ Am cũng ra đời. Khi ấy, sự học được coi là một nghề và chính thức được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ xã. Do đó, Bí thư Đảng ủy xã được giao trọng trách làm chủ nghiệm quỹ.”

Làng Cổ vốn được biết đến là quê hương của cụ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16 và rất nhiều bậc khoa bảng đỗ đạt cao ở mọi thời đại. Lịch sử đã ghi lại danh tiếng của cụ Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến chức Hữu thị lang bộ binh.

Cụ Trần Công Hân đỗ tiến sĩ năm 1733, thời Hậu Lê; giữ chức Đãi chế Viện Hàn lâm, đi dẹp giặc bị tử̷ t̷rận, được truy phong Đông Các Đại học sĩ. Đến thế kỷ 19, Cổ Am lại “nổi như cồn” khắp cả nước vì sản̷ s̷inh ra một thế hệ hiền tài được mệnh danh là “Tư̷ k̷iệt xứ Đông”.

Tính từ thế kỷ 20 đến nay, nhiều người làng Cổ tiếp tục đạt được thành công, làm lừng lẫy “đất khoa̷ b̷ảng”. Phải kể đến nhà văn Trần Tiêu và nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Dư), cây bút trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn; Giáo sư Trần Bảng, nhà nghiên cứu chèo nổi tiếng; nghệ sĩ ưu tú Trần Lực; nghệ sĩ nhân dân Trần Đắc…

Nhiều người tài sinh ra từ nơi đây tạo được sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ ngày nay như: Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Phương, cố Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Tiến sĩ Trần Trọng Hải, Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại Bộ Y tế, Viện sĩ của Viện Hàn lâm khoa học New York (Mỹ); Giáo sư tiến sĩ khoa học Đào Trọng Đạt, nguyên Viện trưởng Viện thú y Bộ Nông nghiệp…

Dòng họ nổi tiếng hiếu học

Theo Bí thư Đảng ủy xã Cổ Am Đào Nguyên Cự, làng Cổ có nhiều dòng họ hiếu học, có quỹ khuyến học lớn nhưng tiêu biểu phải kể đến họ Đào Nguyên và Đào Đăng. Nâng niu trên tay cuốn “Lịch sử và truyền thống họ Đào Đăng”, ông Đào Mạnh Quyết (SN 1945), một Thiếu tá quân đội về hưu, người được dòng họ Đào Đăng giao trọng trách sưu tầm lịch sử truyền thống rành rọt chia sẻ: “Họ Đào Đăng gồm hai ngành là Đào Mạnh và Đào Trọng. Vào khoảng năm 1.600, thủy tổ họ Đào Đăng là Đào Thủ Tiết đã rời̷ l̷àng Thổ Khối (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) về làng Cổ Am lập nghiệp. Đến đầu thế kỷ 21, họ Đào Đăng ở Cổ Am đã có đến đời thứ 17”.

Đối với dòng họ Đào Đăng, truyền thống hiếu học như suối nguồn mát lành nuôi dưỡng tinh thần, nghị lực của tất cả các thành viên. Từ thời phong kiến, dòng họ Đào Đăng đã có 13 người đỗ bằng Cử nhân, 22 người có bằng Tú tài. Tiêu biểu như cụ Đào Đăng Đệ, đời thứ 3, đỗ cử nhân năm 49 tuổi. Cụ Đào Trọng Kỳ đỗ cử nhân năm 25 tuổi.

Dưới triều Tự Đức, cụ Kỳ được phong Đại phu, Thượng thư Bộ Lại, Hiệp biện đại học sĩ, Tám lý Tổng đốc Hà- Yên, Tổng đốc Định- Ninh. Cụ Đào Văn Tập, đời thứ 12, đỗ cử nhân Luật tại Pháp năm 1937. Cụ Tập là tác̷ g̷iả cuốn Từ điển Việt- Pháp phổ thôn̷g xuất bản năm 1949, từ điển Hán- Việt, đồn̷g tác̷ g̷iả biên soạn Bộ Bách khoa Từ điển Việt Nam.

Thời kỳ đổi mới, họ Đào Đăng có 7 Giáo sư, Phó Giáo sư; 33 Tiến sĩ, 31 Thạc sĩ, 4 người là đại biểu Quốc hội. Dòng họ Đào Đăng tự hào có nhiều người thành danh, giữ chức tước trong quân đội, công an với 1 Thiếu tướng, 12 Đại tá, 10 Thượng tá, 14 Trung tá, 6 Thiếu tá. Đến nay, họ Đào Đăng có 30 người tham gia làm quản lý cấp Bộ, 43 người làm quản lý cấp tỉnh, TP và 12 người làm quản lý cấp huyện..

Tự hào về truyền thống hiếu học bao nhiêu thì người Cổ Am càng tự hào khi nhắc tới trường Tiểu học Cổ Am, ngôi trường 95 tuổi, cái nôi chắp cánh ước mơ của bao thế hệ học sinh. Trường Tiểu học Cổ Am ra đời từ năm 1926 là một trong những trường đầu tiên dạy chữ Quốc ngữ ở làng nông thôn Việt Nam. Năm 1946, Cổ Am vinh dự được Bác Hồ tặng thư khen và ảnh Bác về thành tích “diệt̷ g̷iặc đói, giặc̷ d̷ốt”.

Ở vùng đất học này, việc thầy cô đến từng nhà kiểm tra bài cho học sinh vào mối buổi tối không còn là “chuyện lạ”. Chia sẻ với báo giới, thầy Hoàng Thế Vinh, Hiệu trưởng Tiểu học Cổ Am cho hay: mái trường làng Cổ đã nuôi dưỡng hàng nghìn người yêu nước theo Cách mạng, theo Đảng; có biết bao người đã và đang thành đạt trên các lĩnh vực, có Giáo sư, Tiến sĩ, Ủy viên TW Đảng, cán bộ cấp cao, cử nhân, doanh nhân, nghệ nhân. Trong phòng truyền thống của nhà trường, ngoài bảng ghi danh những thế hệ lãnh đạo qua̷ c̷ác thời kỳ, ban giám hiệu cũng dành những vị trí trang trọng để treo danh sách những học sinh, cựu học sinh làm rạng danh “đất khoa bảng”, những học sinh giỏi TP và quốc gia.

Năm tháng trôi̷ q̷u̷a, sự thành đạt của biết bao thế hệ người con Cổ Am được đúc kết lại nhờ truyền thống hiếu học từ đời cha ông, môi trường giáo dục của gia đình, dòng họ, nhà trường và quan trọng nhất là nỗ̷ l̷ực tự thân của mỗi người. Và có một điều chưa từng thay đổi trên mảnh “đất̷ đ̷ẻ ra quan” nơi đây là người Cổ Am trọng người có học hơn người giàu sang, thường khoe học hàm, học vị chứ không đề cập đến chức vụ, quyền̷ h̷ạn, đị vị trong xã hội…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *