Hai chị em mấᴛ cả cha lẫn mẹ chỉ trong 2 ngày vì ᴄᴏᴠɪᴅ-19: Ba mẹ không về nữa rồi

Chưa hết sốc vì mấᴛ mẹ, ngày hôm sau cha cũng mấᴛ, hai chị em tuyệt vọng trong ɴỗi đᴀu dồn dập, cả hai ɴgã quỵ.

Căn nhà mặt tiền trên đường An Dương Vương (P.An Lạc A, Q.Bình Tân) của hai chị em Trần Khoa Đăng Trường (10 tuổi) và Trần Thị Ngọc Tuyền (18 tuổi) đóng cửa kín mít. Sát bên nhà, đối diện, các con hẻm vẫn còn giăng dây phong tỏa. Đôi mắt hai chị em sưng húp, gương mặt phờ phạc vì nhiều đêm liền chẳng thể chợp mắt.

Bỗng chốc mồ côi

Từ ngày cha mẹ mấᴛ, chị em Trường không mở cửa nhà khiến căn nhà càng thêm lạnh lẽo, tối tăm. Hai chị em thường ngồi trên chiếc giường gỗ, ngổn ngang mền gối, sách vở, mì gói; đối diện là chiếc bàn để vài hộp cá, sữa tươi, vitamin C và bàn thờ có hũ cốt của mẹ.

Tuyền cho biết, giữa tháng 7, ba em bị ho, khó thở nhiều ngày liên tiếp và được chuyển đến BV Chợ Rẫy. Ngày 30.7, mẹ và hai chị em cũng dương tính, được đưa đi cách ly, điều trị tại Hóc Môn.

Trong khu cách ly, ba mẹ con được sắp xếp nằm chung một phòng. Mẹ Tuyền nặng nhất, thường phải thở ô xy, hai chị em chỉ bị sốt nhẹ. Ngày 4.8, Trường lay hoài không thấy mẹ trả lời, hai chị em tá hỏa gọi bác sĩ. “Bác sĩ kiểm tra, nói mẹ mấᴛ rồi mà em không tin, em sờ tay mẹ lạnh ngắt, ᴛim mẹ ngưng đập nên chỉ biết khóc thôi. Mẹ còn chưa ăn hết cái bánh em cho nữa”, Trường nghẹn giọng kể.

Mọi chuyện quá độᴛ ngộᴛ, hai chị em gọi cho ba để báo tin nhưng không được, cả trăm cuộc điện thoại vẫn chỉ là những tiếng tút tút liên hồi. Cả hai chếᴛ lặng, nhìn nhân viên y tế đến đưa mẹ đi. Nước mắt chảy ướt lớp khẩu trang, Tuyền nói: “Hôm đó tụi em tiễn mẹ được tới thang máy thì bác sĩ không cho đi theo nữa. Cánh cửa thang máy đóng lại, thằng em em ngồi bệt xuống, khóc mấy ngày liền. Còn em lớn rồi, em không muốn ai thấy mình phải khóc cả. Nhưng thấy mẹ đi ngay cùng phòng cách ly với mình vậy đᴀu lắm, em không kìm chế được”.

Vài ngày sau, cả hai được chuyển đến phòng điều trị khác vì bệnh tình đã giảm. Trường vẫn ra hành lang trước phòng bệnh, cầm điện thoại bấm gọi cho ba, rồi lại nức nở. “Thấy em khóc cô y tá đến nói thôi đừng khóc nữa, mẹ cũng đi rồi, mà động viên một hồi cổ khóc theo em luôn. Tối trước khi mấᴛ, mẹ thều thào gì đó mà tụi em không dịch được, mẹ cũng chưa dặn gì tụi em cả”, cứ nhắc đến mẹ, Trường lại òa lên khóc. Em tâm sự rằng, chỉ có khóc như vậy mới làm em cảm thấy dễ chịu hơn.

Được về nhà, ngày 14.8, Tuyền nhận tin ba mấᴛ vào ngày 5.8, sau mẹ đúng 1 ngày. Thêm một cú sốc nữa, Tuyền rụng rời tay chân báo với em trai. Hai chị em ngồi đực xuống giường, nhìn nhau tuyệt vọng.

Điều chưa kịp nói

Ba mẹ của chị em Trường là ông Trần Hoa Danh (71 tuổi) và bà Phạm Thị Đào (64 tuổi). Ông bà đến với nhau lúc tuổi xế chiều, khi ông Danh đã qua một đời vợ, có con riêng. Hằng ngày, bà Đào chăm chút gia đình, kèm cặp con trai út học hành. Cả nhà trang trải bằng lương hưu nhà giáo của bà Đào và tiền sửa xe của ông Danh. Riêng em Tuyền, học hết cấp 2 xin đi làm phụ quán ăn, tự lo cho bản thân.

Những ngày dịch ᴄᴏᴠɪᴅ-19 bùng phát ở TP.HCM, cả gia đình chỉ ở trong nhà, không đi đến đâu nên không biết vì sao nhiễm bệnh. Vợ chồng ông Danh rᴀ đɪ quá đường đột, chưa kịp dặn dò, chuẩn bị gì cho các con. Gần 1 tháng qua, chị em Trường sống bằng 5 triệu đồng còn lại trong ví của mẹ.

Ngồi thẫn thờ trên giường, tay Trường bấu chặt lấy chiếc ba lô đựng hồ sơ khám bệnh của mẹ và cả chiếc áo khoác còn hơi cha mẹ. Em tâm sự: “Giờ này ngày thường là ba ngồi đây coi ti vi với em, mẹ đang đi chợ. Mấy ngày vừa cách ly không gặp ba em gọi cho ba suốt, ba còn nói gọi hoài, chừng nào hết ᴄᴏᴠɪᴅ ba về nên em tắt máy để ba nghỉ, nhưng ba không về nữa”.

Nhìn lên chiếc đồng hồ “chếᴛ”, kim giây cà giật mãi một vị trí, Trường cho biết, ngày trước em được ngủ cùng ba mẹ, đúng 9 giờ tối tắt đèn lên giường. Còn giờ em không ngủ được, thức tới 3 – 4 giờ sáng, có hôm thì tới khi trời sáng bửng mới đi ngủ. Mỗi lần thức dậy, là một lần cậu học sinh vừa bước vào lớp 5 phải chấp nhận sự thật không còn cha mẹ bên cạnh. Nhìn căn nhà trống trải, hũ cốt của mẹ đặt bên hông tủ lạnh, em lại nức nở, nhưng rồi cũng phải tự vỗ về chính mình…

“Lúc còn ba mẹ em, nhiều khi em muốn nói là con thương ba, con thương mẹ nhưng chưa nói ra được vì cứ thấy nghẹn nghẹn ở cổ họng. Giờ ba mẹ mấᴛ rồi, cốt ba được gửi ở chùa nên em chỉ có thể ngồi trước bàn thờ mẹ nói thương mẹ, nhớ mẹ. Mẹ em nấu cơm ngon lắm, giờ em không được ăn cơm mẹ nấu nữa. Em buồn lắm, nhớ ba mẹ lắm. Em có cảm giác mẹ vẫn ở ngay bên em đây, em muốn mẹ ôm em nhưng không được”, các ngón tay đan chặt vào nhau, em cúi đầu xuống gối rưng rức khóc.

Là cô gái cá tính, em Tuyền cho hay, em thường ở riêng trên gác, giấu nhẹm mọi cảm xúc cá nhân. Nhưng bỗng chốc mồ côi cả cha mẹ vì dịch ᴄᴏᴠɪᴅ-19 khiến em không còn là chính mình, dù cố gắng mạnh mẽ, nước mắt vẫn cứ tự nhiên rơi.

Chưa bao giờ nói lời thương cha mẹ, cũng ít chụp ảnh chung với ba mẹ là điều khiến cô gái vừa bước sang tuổi 18 vào ngày 31.8 day dứt nhất. Giờ đây, em chỉ mong sớm hết dịch để không còn ai rơi vào cảnh mất mát đau thương như nhà mình, để rồi em có thể đi học nghề uốn tóc, tự lo cho bản thân và em trai sau này.

Ông Trần Khoa Tuấn (anh cùng cha khác mẹ với chị em Trường, ngụ Q.6) cho biết, hiện đang trong thời gian giãn cách xã hội nên ông không thể chạy qua thăm hai chị em mà chỉ liên lạc qua điện thoại. “Tôi đã gọi cô giáo chủ nhiệm lớp 5/9 của trường Tiểu học An Lạc 2 hỏi thăm tình hình, chuẩn bị cho năm học mới của em trai. Còn bé lớn tôi sẽ ráng thu xếp để bé được đi học nghề uốn tóc mà bé yêu thích, thương nhất lúc này là sự thiếu thốn tình cảm cha mẹ. Cha và dì tôi đi quá độᴛ ngộᴛ”, ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch UBND P.An Lạc A cũng chia sẻ, địa phương biết hoàn cảnh của chị em Trường nên đã mua tập sách năm học mới mang đến nhà. Trước mắt, từ nay đến hết giãn cách, Hội phụ nữ phường mang cơm mỗi ngày đến cho chị em. Sau dịch, địa phương sẽ chăm lo các em phù hợp với khả năng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *