Mạng xã hội hôm nay phẫn nộ vì ông Nguyễn Phi Tuấn Giám đốc Nhà hát Múa rối và Nghệ thuật cổ truyền Huế đột nhiên vu cho số tiền 100 tỷ của ca sỹ Thủy Tiên nhận được là do các tổ chức chống phá chính quyền bơm vào.
“Để sau đó đăng bài kích động. Rằng chính quyền kém cỏi, vô trách nhiệm, không bằng cá nhân một cô ca sĩ. Mục đích là tạo sự bất bình trong nhân dân, gây chia rẽ và bôi xấu chế độ, đã bỏ mặc nhân dân, để cá nhân phải gánh vác“, ông Nguyễn Phi Tuấn viết trên Facebook cá nhân như vậy.
Tuy nhiên có lẽ do nhiều ý kiến chỉ trích nên ông đã khóa bài viết này lại.
Bình luận về ý kiến này của ông Nguyễn Phi Tuấn, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đưa ra bài viết với tựa đề “Hãy hành xử như là con người…”, nội dung như sau:
“Nếu là tiền của “bọn phản động” bơm vào tài khoản của Thuỷ Tiên để số tiền ấy đến được với người khốn khổ, thì “bọn phản động” ấy đáng yêu lắm các mày ạ.
Các mày cứ ngồi leo lẻo “bọn phản động”, nhưng các mày vài nghìn tiền lẻ còn không muốn cho đi, còn ngồi sân si khi đồng bào mình tai ương thậm chí còn trục lợi, thì không biết các mày được xếp vào loài gì nữa.
Đúng rồi, tại các mày cả đấy, tại các mày chở từng xe gỗ của rừng thiêng về làm biệt phủ, về đẽo ghế ngồi, về tạc tượng Quan Công bên tàu để bảo vệ an toàn cho sự cướp bóc của các mày, nên giờ đồng bào mới chìm trong mưa lũ như vậy.
Ơn các mày cả đấy, huy động đóng góp gọi lòng trắc ẩn cuối cùng cái lòng trắc ẩn bị các mày gọt đẽo, về đến dân thì đồng rụng đồng rơi còn chăng ít gói mì. Các mày ăn thế nuốt thế trôi cho được mà không sợ đời con cháu các mày khát nước thì cũng đến lạy luôn đấy.
Lòng thương người không cần định hướng, nhất là sự định hướng đến từ những giống loài không biết yêu thương là gì.
“Bọn phản động” nào đâu chưa thấy, chỉ toàn thấy “bọn phản bội” loài người mà thôi.
Khi người ta đang đắp chăn cho người chết rét, không để yên được thì đừng có giật tấm chăn ấy đi để thể hiện sự khác biệt của mình.
Thế giới này thuộc về những người biết truyền hơi ấm cho nhau chứ không thuộc về những kẻ tước đoạt hơi ấm tình thương của kẻ khác.
Con chó còn biết đưa con nó vượt qua nước lũ, con gà mẹ thà chết lạnh giữa vườn đông còn biết ấp con mình trong đôi cánh rồi chết đi cũng đành. Yêu thương là bản năng thì hãy để con người tự chọn cách thể hiện.
Các mày không có để thể hiện thì cũng đừng hắt mực lên người khác và vu cho họ “phản động” kể cả khi họ chia sẻ với dân nghèo.
Biết đâu trong đời con cái chúng mày ngã xuống giữa đường, một bác sĩ xuất hiện cứu chữa ngay, thế chúng mày sẽ bảo: “Này ông bác sĩ kia, ông có phải “bọn phản động” không?”
Ông bác sĩ sẽ trả lời: “Loài người chúng tôi không biết “bọn phản động” là gì nhưng tôi chỉ biết đang giúp con của một kẻ phản phúc. Nhưng không sao, tôi không phân biệt và vẫn chữa cho nạn nhân. Vì tôi là con người, thuộc về loài người”
Hãy hành xử như một con người!” nhà báo Hoàng Nguyên Vũ nêu quan điểm.
Mạng xã hội cũng chia sẻ tin từ nhạc sĩ Tuấn Khanh rằng các nhóm thiện nguyện đang bị làm khó:
“Tin từ các nhóm thiện nguyện nghe mà não lòng. Các huyện ở Quảng Bình cấm dân trong vùng chèo xuồng giúp chở người cứu trợ đến các nơi gặp nạn, nếu hàng và tiền không giao cho mặt trận tổ quốc hay chính quyền địa phương.
Dân trong vùng nói mà uất, rằng họ không cần tiền, sẳn lòng giúp người đi cứu trợ nhưng chỉ sợ chính quyền trừng phạt.
Hàng bánh chưng, nhu yếu phẩm tính bằng tấn đang kẹt ở sân bay vì các hãng hàng không được lệnh nếu không có giấy chứng nhận của Mặt trận tổ quốc hay Hội chữ thập đỏ của Nhà nước thì không được mang đi.
Trong khi đó, dân đói từng giờ. Có những gia đình con nhỏ chết trong nước lụt, không có được quần áo tử tế để gói lại.
Nghĩ cũng lạ. Nhà cầm quyền hành động cứ như thể họ là ngoại tộc, không là người Việt. Họ thật giỏi tạo ra những đạo luật để gây hại cho người Việt.” Nhạc sỹ Tuấn Khanh nêu quan điểm.
Một tin khẩn do nhà báo Trung Dũng ở báo Khăn Quàng Đỏ đăng “Tin nhắn từ sư thày Như Thị” người đang trực tiếp cứu trợ cho bà con vùng lũ như sau:
“Một số bà con nhân dân xã An Phú, huyện Củ Chi đang gói 1000kg (1 tấn) bánh chưng, tét… để sáng mai chuyển máy bay ra miền trung.
Nhưng bên hàng không họ yêu cầu phải có giấy xác nhận của mặt trận tổ quốc và chữ thập đỏ.
Em có gọi điện nhờ sự hỗ trợ của hội chữ thập đỏ địa phương xã để tìm người phụ gói bánh. Nhưng hiện tại hội chữ thập đỏ nói: Đây là sự hỗ trợ với tư cách cá nhân nên họ ko dám đóng dấu, em đã liên hệ phó chủ tịch xã (mảng từ thiện) để xin hỗ trợ, nhưng vẫn chưa nhận được trả lời.
Vì nghĩa đồng bào, vì tấm lòng của nhân dân xã An Phú, Củ Chi với miền Trung, xin các anh can thiệp sớm giúp nếu không bà con nấu bánh xong để thiu đem bỏ trong lúc và con ngoài này đang đói rét!” Nhà báo Trung Dũng lên tiếng kêu gọi.
CỨU TRỢ QUỐC DOANH và CỨU TRỢ TƯ NHÂN là bình luận của Giáo sư Mạc Văn Trang trên Facebook của mình như sau:
“Cứu trợ quốc doanh phải có tổ chức hoành tráng, khẩu hiệu tưng bừng, báo hình, báo viết tuyên truyền cho toàn dân và thế giới biết. Đồ cứu trợ phải đi theo quy trình từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, Thôn bản, xóm…
Người dân nhận được quà cứu trợ mới vinh dự: “miếng giữa làng hơn sàng xó bếp”! Làm như thế để dân còn biết ơn đảng ơn chính phủ…
Ngược lại thì cứu trợ của các cá nhân hay các nhóm dân sự cứ tự nhiên, âm thầm lặng lẽ đến với người dân có khác gì “áo gấm đi đêm”! Cho nên một số quan chức thấy nó là lạ sao ấy, có người còn thấy “ngứa mắt”.
FB Mai Sơn bình luận rằng:
“Khác nhau cơ bản: nhà nước cứu trợ thì lên Tivi nhận, còn cá nhân thì nhận luôn, trao tận tay”
FB Thuận Vy Thị nói: “Lũ 1 tuần họp nửa tháng mới xong”
FB Tiến Nguyễn Nam:
Quốc doanh thì lúc nào cũng trong dong cờ mở để tâng công và mang nặng hình thúc. Nó hoàn toàn trái ngược với cứu trợ tư nhân.
FB Hưng Lê Văn:
Trao cho các tổ chức địa phương để ho phân phối chẳng khác gì trao trứng cho ác!
FB Thanh Dang:
Làm từ thiện cốt ở cái tâm ko cần phải đánh trống khua chiêng, nhìn là biết hình thức để cho báo đài quay phim chụp hình, chán thật.
Facebook Ngoc Pham lý giải bằng cách đưa ra văn bản quy định rằng: “Cứu trợ quốc doanh được hưởng 5-10% trên tổng số, cứu trợ tư nhân thì họ bỏ tiền túi cho chi phí ăn ở đi lại… Cứ 100 tỷ thì quốc doanh cũng kiếm dc 5-10 tỷ”
Một tin tốt lành đó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã lên tiếng khẳng định rằng: Ca sĩ Thủy Tiên không phạm luật
Báo tuổi trẻ đưa tin sáng nay, 23-10, bà Nguyễn Thị Xuân Thu, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đã trả lời câu hỏi của phóng viên rằng ca sĩ Thủy Tiên có vi phạm Nghị định 64 như mạng xã hội đang bàn tán không?
“Việc ca sĩ Thủy Tiên đứng ra kêu gọi, vận động nguồn lực hỗ trợ nhân dân kịp thời trong lúc khó khăn và lặn lội đi đến tận nơi chia sẻ, giúp đỡ đồng bào rất đáng hoan nghênh, trân trọng” – bà Xuân Thu nói.
Đồng thời bà khẳng định: “về mặt pháp luật thì ca sĩ Thủy Tiên cũng không vi phạm vì theo Bộ luật dân sự, cô ấy là người trung gian để đem vật chất, tiền bạc của người cho gửi cho người nhận, được ủy thác nên theo luật là được phép“.
“Không nên quá khắt khe khi một người có tấm lòng nhân hậu đã đứng ra giúp đỡ đồng bào của mình lúc gặp khó khăn. Việc huy động được nhiều hay ít là do uy tín của từng cá nhân, tập thể. Vận động được nhiều thì sẽ có nhiều người được giúp đỡ, có nhiều cơ hội hơn để giúp người khác” – bà Xuân Thu nhận định.
Bà Thu chia sẻ rằng “Một cá nhân đứng ra làm thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro và rất vất vả, đặc biệt với nguồn tiền rất lớn. Vấn đề là làm thế nào để số tiền người khác ủy quyền cho họ đến đúng người, đúng nơi, không bị lợi dụng vì thực tế đã có trường hợp lợi dụng nguồn từ thiện này“.
“Nếu nguồn tiền đó phân phối không công bằng, không có tiêu chí rõ ràng như các tổ chức nhân đạo đang làm thì phát sinh nhiều tiêu cực trong xã hội, thậm chí mất đoàn kết của nhân dân trong cộng đồng khi người được, người không. Chưa nói đến việc sẽ hỗ trợ cái gì, cái gì cần trước mắt, cái gì cần lâu dài” – chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bày tỏ.
Cùng lúc đó cuối ngày 23-10 cũng có tin rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo sửa nghị định 64/2008 đang gây tranh cãi trong dư luận.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi, đầy đủ các bộ, ngành, cơ quan liên quan và đối tượng chịu tác động trực tiếp, xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 64 năm 2008 của Chính phủ, trình Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Các quy định mới sẽ khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Trước đó Thủy Tiên có phát biểu về số tiền 100 tỉ đồng: ‘Nếu mất hết sự nghiệp, tôi cũng vui vẻ chấp nhận’
“Tôi chỉ là một cá nhân và tôi sẽ làm việc theo cái tâm của một cá nhân mong muốn giúp đỡ cộng đồng. Tiền trao tận tay để giúp đỡ bà con, không thông qua một tổ chức nào cả và cũng tạo ra một tổ chức nào cả“. “Nếu như vì việc này mà mình không may mất hết, mình cũng vui vẻ chấp nhận” Cô nói thêm.
Báo chí trong nước cũng đưa tin đính chính việc “cán bộ chia nhau lương khô cứu trợ làm quà” từng được phát hiện trước đây chứ không phải thực tế đang xảy ra ở Quảng Trị.
Chiều 23/10, bên hành lang Quốc hội ở Hà Nội, Thượng tướng Lê Chiêm nói với báo chí Việt Nam:
“Ở đây tôi không nói cụ thể địa phương nào vì tôi làm nhiệm vụ này ở tất cả vùng lũ lụt, ở các tỉnh và quân khu đều tham gia. Đây là vấn đề cảnh báo và chấn chỉnh ngay cán bộ cơ sở chứ không riêng gì địa phương nào, để tất cả hàng hóa của nhân dân, quân đội cần được cấp tới đúng người dân cần hỗ trợ.”
“Cần cảnh báo để các tổ chức chấn chỉnh, mặc dù hiện nay chưa phát hiện. Chúng tôi cũng rút ra bài học và cảnh báo với địa phương về việc bớt xén chế độ, làm sao hàng hóa này đến người dân cần được hưởng.”
Có phóng viên lại hỏi tại thời điểm mưa lũ năm nay đã xảy ra hiện tượng như trên chưa.
Ông Lê Chiêm trả lời: “Đến bây giờ chưa phát hiện ra, nhưng đây là cảnh báo. Chúng tôi cũng rút ra bài học sau các đợt lũ lụt đều có tình trạng đó, bớn xén chế độ, hàng cứu trợ. Cho nên đây là lời cảnh tỉnh, cho nên lãnh đạo các địa phương phải có trách nhiệm ngăn chặn ngay để hàng hòa phải đến người dân được hưởng.
“Tuy nhiên, cũng nhờ sự kiện “một số cán bộ cơ sở chia nhau lương khô cứu trợ làm quà” tranh cãi trên các tờ báo mới hé lộ sự thật rằng công tác cứu hộ của nhà nước là cực kỳ chậm chạp.
Cho đến 23/10, mặc dù đã bị lũ lụt nghiêm trọng gần 1 tuần nay (từ ngày 17/10), nhưng các tỉnh bị lũ lụt vẫn chưa nhận được thực phẩm cứu trợ (lương khô) và các phương tiện cứu hộ như xuồng máy, máy phát điện, máy bơm nước, phao cứu sinh.
– Ngày 22/10, tức 5 ngày sau khi lũ lụt, Cục Cứu hộ – Cứu nạn của Bộ Quốc phòng mới ra công văn “Cấp phát trang thiết bị, lương khô cho các tỉnh miền Trung bị lũ lụt “.
– Hôm nay ngày 23/10, tức 6 ngày sau khi lũ lụt, Phó Chủ tịch Quảng Trị cho biết tỉnh Quảng Trị vẫn chưa nhận được đồ cứu trợ.
– Mãi đến chiều tối hôm qua (cuối ngày 22/10) Cục Cứu hộ – Cứu nạn (Bộ Tổng tham mưu) phối hợp với Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần) mới xuất cấp, vận chuyển các mặt hàng cứu hộ, cứu nạn giúp các tỉnh trọng điểm bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt ở miền Trung.