Trẻ em khi còn nhỏ phải đối mặt với nhiều tình huống, cha mẹ có thể làm cho tình huống tồi tệ hơn nếu không có kinh nghiệm
Vào mùa hè và mùa thu, trẻ thường bị côn trùng chui vào lỗ tai. Các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi xử lý. Mới đây một người mẹ trẻ đã chia sẻ kinh nghiệm của mẹ chồng mình khi con trai 25 tháng nửa đêm khóc thét vì bị bọ bay vào lỗ tai.
Người mẹ cho biết vì giai đoạn nửa cuối năm chồng hay đi công tác nên cô đã nhờ mẹ chồng lên trông giúp 2 đứa con. Bà là người dưới quê nên rất chân thất, thật thà, lại thương dâu quý cháu. Tuy nhiên nhiều lần cô con dâu cũng khó chịu vì khi cháu bệnh, cháu ốm thì bà cứ bắt xoa dầu, xông hơi, đánh cảm…
Trong khi uống vài viên thuốc là xong. Chưa kể tính bà tiết kiệm nên cái gì cũng nhín nhín 1 ít, kể cả pha sữa cho cháu nhỏ… Dù sao cô con dâu cũng tự nhủ rằng chỉ cần chịu đựng thêm vài tháng nữa thì chồng về, mẹ chồng lại về quê là xong.
Một đêm mùa thu, đứa con trai nhỏ 25 tháng của cô đang nằm ngủ bỗng khóc ré lên, chỉ vào lỗ tai lộ vẻ đau đớn và khó chịu. Người mẹ vội lấy đèn pin soi vào lỗ tai, rất khó khăn mới thấy có 1 con côn trùng nhỏ, cũng bởi thằng bé cứ ôm riết lấy lỗ tai đau đớn.
Lúc này mẹ chồng cũng từ từ tiến vào phòng hỏi chuyện, sau đó bà ra ngoài và cầm 1 chén nhỏ, 1 ống hút. Cô con dâu thấy con trai đau thì cuống quít cả lên, chị kịp nhìn thấy mẹ chồng nhỏ 1 vài giọt chất lỏng vào lỗ tai cháu bé. Một lúc sau thì thằng bé không còn kêu đau nữa. Lúc này cô con dâu mới hỏi mẹ nhỏ gì thế.
“Là dầu ăn con ạ, ở dưới chỗ mẹ toàn làm thế. Mẹo ngày xưa của các cụ mà công hiệu lắm”
“Ôi giời ơi, mẹ hại cháu rồi mẹ biết không? Con chưa bao giờ nghe ai nói thể, phản khoa học quá. Từ nay về sau mẹ muốn làm gì cũng nói với con trước chứ, thằng bé có bề gì con biết làm sao?”
Trong khi cô con dâu càu nhàu cáu kỉnh thì bà khẽ nghiêng bên lỗ tai không đau của cháu vỗ nhẹ. Tuy nhiên không có gì rơi ra, đứa bé thì đã thiêm thiếp chìm vào giấc ngủ. Cô con dâu thì cáu tiết nhưng thấy con đã chịu ngủ thì cũng êm
Sáng hôm sau, người mẹ trẻ dặn bà nội đưa đứa lớn đi học, còn mình thì đưa đứa nhỏ vào bệnh viện khám. Khi bác sĩ hỏi, cô thuật lại việc mẹ chồng nhỏ dầu ăn để xử lý côn trùng chui vào lỗ tai bé, cứ ngỡ bác sĩ sẽ mắng cho 1 trận để cô còn có cớ về bảo mẹ chồng.
Ai ngờ đâu vị bác sĩ lại gật gù bảo “Bà làm thế là cứu cháu đấy!”. Bác sĩ cho biết, nhờ giọt dầu của bà đã khiến cánh của côn trùng bị dính, không thể cử động, hạn chế đau đớn và làm tổn thương màng nhĩ của cháu. Giờ đây việc của bác sĩ chỉ là gắp con bọ ra.
Nàng dâu trẻ lúc này mới giật mình, nghĩ mình tối qua hơi lớn tiếng thì cảm thấy xấu hổ vô cùng. Cô định bụng sẽ về xin lỗi mẹ chồng, ai mà ngờ các cụ dùng mẹo thôi mà lại hiệu quả, đến bác sĩ cũng phải khen như vậy.
Không nên tùy tiện ngoáy lỗ tai trẻ nhỏ
Khi tai trẻ bị sâu hay bọ chui vào, cha mẹ không nên hoảng sợ. Tuyệt đối không đưa tăm bông vào tai trẻ ngoáy. Không gian ống tai mà mọi người có thể nhìn thấy bằng mắt thường bị hạn chế, nếu trực tiếp dùng tăm bông và các vật dụng khác đưa vào tai không những không lấy ra được bọ mà còn khiến chúng chui sâu vào tai. Hãy kiểm tra xem trong nhà có dầu ăn, dầu mè, dầu oliu, lấy nhỏ vào tai. Bằng cách này, sâu sẽ bị dầu giữ lại và ngạt thở trong tai.
Ngoài ra, tất cả các loại bọ luôn nhạy ánh sáng, vì vậy khi tai của trẻ bị bọ xâm nhập, có thể cầm đèn pin chiếu vào tai. Rệp có khả năng bò ra ngoài cùng với nguồn sáng. Tất nhiên, phương pháp này không phải lần nào cũng hiệu quả.
Người ta nói hút thuốc lá có hại cho cơ thể, nhưng lúc này hút thuốc lá vẫn có tác dụng gì đó. Hãy để bố của đứa trẻ lấy một điếu thuốc và xịt khói thẳng vào tai đứa trẻ. Không chỉ mọi người sẽ cảm thấy nghẹt thở mà ngay cả những con bọ cũng bị ảnh hưởng. Dưới tác động của điếu thuốc, những con bọ sẽ đi ra.
Nếu áp dụng 3 phương pháp đầu tiên mà bọ vẫn không ra thì lúc này chỉ có một lựa chọn duy nhất đó là đến bệnh viện. Trong mọi trường hợp, khi trẻ gặp sự cố thì nên nhờ người có chuyên môn đến giải quyết sẽ an toàn hơn, nếu thực sự không thể lấy được rệp thì đừng trì hoãn thời gian, hãy cho trẻ đến bệnh viện và để người có chuyên môn xử lý. .
Khi côn trùng chui vào tai trẻ nhỏ thì cha mẹ phải nắm vững các phương pháp này. Và không phải các mẹo dân gian của các cụ đều không có tác dụng đâu nhé.
Theo webtretho