Khi Haven mới 14 tháng tuổi, bố mẹ ruột của cô đã đưa ra một quyết định gây sốc. Họ buộc ʙom vào người rồi ôᴍ con gái ở giữa, muốn n̶ổ boᴍ ᴛự sáᴛ cả gia đình.
Haven Shepherd, 18 tuổi, là một vận động viên bơi lội người Mỹ, được đại diện cho đội tuyển Mỹ thi đấu tại Thế vận hội Paralympic tại Tokyo, Nhật Bản, ᴛhi đấu bơi cự ly 100 m bơi ếch và 200 m hỗn hợp cá nhân. “Nếu bạn có niềm ᴛin vào bản ᴛhân, bạn có ᴛhể vượᴛ qᴜa tất cả”, Haven nói không chút do dự. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt Haven, ít ai biết được rằng cô gái này đã từng ᴛrải qᴜa vô vàn đaᴜ khổ cả về ᴛhể x̶ác lẫn̶ tin̶h thần̶ trong quá khứ.
Haven Shepherd là một cô gái gốc Việt, có tên trong giấy khai sinh là Đỗ Thị Thúy Phượng, sinh ngày 10/3/2003 tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Khi Haven mới 14 tháng tuổi, bố mẹ ruộᴛ của cô đã đưa ra một quyết định gây sốc̶. Họ buộc boᴍ vào người rồi ôᴍ con gái ở giữa, muốn n̶ổ boᴍ ᴛự sáᴛ cả gia đình.
Nhiều nguồn tin̶ cho biết Phượng là kết quả của mối tìn̶h vụn̶g trộᴍ của bố mẹ. Vì vấp phải sự n̶găn cấᴍ của gia đình và sự chỉ trích của xã hội, họ đã ᴛuyệt vọn̶g đến mức đưa ra quyết định đau lòng này. Vụ n̶ổ b.om vô cùng lớn đã khiến bố mẹ của Phượng qᴜa đời ngay tại chỗ, chỉ đứa con gái còn s̶ống s̶ót. Lực lượng chức năng khi ấy cho biết Phượng đã bị hấᴛ văn̶g lên không trung, bay khỏi vị trí ban đầu hơn 9 m. Khi được đưa đi cấp cứu, Phượng ở trong ᴛình ᴛrạng n̶guy kịch khi bỏn̶g nặn̶g, mản̶h đạn̶ găᴍ vào đầu, đôi chân không còn nguyên̶ vẹn̶ nữa.
Mấᴛ cả bố lẫn mẹ, sau đó đôi chân cũng mấᴛ đi, Phượng đã phải ᴛrải qᴜa những đ̶au đ̶ớn khủng khiếp cả về ᴛhể chấᴛ lẫn tin̶h thần̶. Thế nhưng cô gái trẻ đã s̶ống s̶ót kỳ diệu và hồi phục ᴍạnh ᴍẽ. Cô cũng nó rằng cô ấy không mang theo oán̶ hận̶ về những gì đã xảy ra: “Đó là cuộc sống mà tôi chưa bao giờ sống. Tôi không còn nhớ nó nữa”.
Sau khi Phượng được cứu sống, cô được gửi vào một trại trẻ mồ côi do hoàn cảnh gia đình quá khánh kiệt. Tới năm cô 20 tháng tuổi, một phép màu đã xảy ra. Một cặp vợ chồng người Mỹ là Rob và Shelly Shepherd đã bay nửa vòng trái đất tới Việt Nam để nhận nuôi cô, cho cô thêm một lý do và động lực để sống. Kể từ đó, Phượng đổi tên thành Haven Shepherd.
Thực chất ban đầu, ông Rob và bà Shelly đến Việt Nam với mục đích giúp đỡ những đứa trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn và đã giao Haven cho một cặp vợ chồng khác nhận nuôi. Bà Shelly cho rằng mình sẽ tràn đầy cảm hứng từ chuyến đi tới Việt Nam nhưng không. Khi trở về Mỹ, trái tim bà đầy vụn vỡ vì nhớ Haven. Ông Rob nhớ lại: “Khoảnh khắc Shelly giao đứa bé cho người khác, bà ấy đau khổ như chết một lần”.
Vài ngày sau đó, ông Rb và bà Shelly nhận được cuộc gọi từ cặp vợ chồng kia, nói rằng có lẽ họ không phù hợp để nhận nuôi Haven. Và chỉ vài tiếng sau, họ được đoàn tụ với nhau. Ông Rob và bà Shelly đã quyết định tiến hành các thủ tục để nhận nuôi Haven và cho cô một cuộc sống mới. Năm 15 tuổi, Haven viết trong cuốn sách của mình rằng ngày 19/11/2004 là ngày cô “tìm được bố mẹ của mình”.
Ông Rob và bà Shelly cho 6 đứa con ruột và tất cả họ đều ủng hộ quyết định này. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có một gia đình lớn, nên tôi luôn tập trung vào việc dạy bọn trẻ rằng tình yêu thương luôn được nhân lên chứ không bao giờ bị chia cắt. Vì vậy, khi nhận nuôi thêm một đứa trẻ khác, điều đó có nghĩa là chúng ta có nhiều tình yêu thương hơn để chia sẻ với nhau”, bà Shelly chia sẻ.
Gia đình ông Rob và bà Shelly không chỉ cho Haven một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc mà còn có tầm ảnh hưởng đến những quyết định trong cuộc đời của cô. Haven kể lại: “Tôi được đưa đến theo dõi nhiều trận đấu bóng chuyền và bóng rổ. Tôi được bao quanh bởi một gia đình rất năng động. Vì vậy, tôi nghĩ mình sẽ trở thành một vận động viên”.
Ban đầu, chính bà Shelly cũng hoài nghi về khả năng của đứa con gái khuyết tật này. Bà nghĩ rằng sẽ cho Haven học piano hoặc may vá nhưng nhanh chóng nhận ra điều này thật ngớ ngẩn. Haven được một tổ chức phi lợi nhuận tặng chân giả và bắt đầu học chạy năm 9 tuổi nhưng khó thích nghi. Sau đó, bà Shelly đã đề nghị con gái thử bơi. Haven bắt đầu học bơi từ năm 10 tuổi và chỉ 2 năm sau, cô đã gia nhập một đội bơi được đào tạo quanh năm.
Mùa hè năm 2018, Haven bay sang Ý cùng đội tuyển Paralympic Mỹ và mang về 2 tấm huychương vàng đồng đội. Thật bất ngờ giờ đây, Haven đã được đại diện đội tuyển Mỹ tham gia Thế vận hội Paralympic 2021 tại Tokyo, Nhật Bản.
“Điều tôi thích nhất khi bơi là được cởi bỏ đôi chân giả và tận hưởng cảm giác thoải mái khi ở dưới nước. Tôi như ở trong thế giới của riêng mình”, Haven tâm sự về những lợi ích của việc trở nên khác biệt. Tất nhiên, việc này cũng đem đến cho Haven một số áp lực khi trở thành hình mẫu và nhận được nhiều sự chú ý.
Đối với vợ chồng ông Rob và bà Shelly, việc Haven quay trở lại Việt Nam là một phần quan trọng trong hành trình của cô. Haven vẫn thường xuyên liên lạc với ông bà và một người chị gái cùng cha khác mẹ thông qua điện thoại. Nhắc đến bố mẹ ruột, Haven không có chút oán giận. Haven muốn sử dụng câu chuyện sống sót phi thường của mình như một nguồn cảm hứng: “Tôi nghĩ tình cảnh của mình chính là lý do giải thích tại sao chúng ta không nên sống một cuộc đời vô định”.
Giống như hầu hết những thanh thiếu niên khác, cô gái Haven 18 tuổi có một cuộc sống sôi nổi bên bạn bè và tích cực sử dụng mạng xã hội. Với hơn 29.000 lượt theo dõi trên Instagram, Haven thường xuyên đăng tải những bức ảnh về việc tập luyện bơi lội, những chuyến đi, cuộc sống thường ngày bên gia đình và bạn bè. Khi quay lại với hồ bơi, Haven cảm thấy mình được tự do, nơi không có sự ồn ào và không cần đôi chân giả. Ngoài bơi lội, Haven còn học hỏi trong lĩnh vực người mẫu.
Haven muốn mọi người nhìn vào những điểm khác biệt theo cách tích cực. “Sự đa dạng của cuộc sống là một điều tốt. Nếu tôi cảm thấy thoải mái thì họ cũng có thể làm vậy”.
Sắp tới, mối quan tâm duy nhất của Haven là Thế vận hội Paralympic tại Tokyo. Vì đại dịch, gia đình bố mẹ nuôi sẽ ở lại Missouri, Mỹ để theo dõi hành trình của cô. Haven nói: “Nếu tôi ngẩng cao đầu rời Tokyo, đối với tôi điều đó còn đáng giá hơn cả một tấm huy chương vàng. Niềm tin là tin vào những thứ không nhìn thấy, và tôi tin mình sẽ làm được”.