Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, câu chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi lớn, nhất là đối với những cặp đôi nội ngoại ở xa nhau. Mặc dù có nhiều ý kiến thế nhưng dù nội hay ngoại cũng cần có Tết…
Với quan điểm truyền thống xuất giá tòng phu, đa phần các chị em phụ nữ khi đã đi lấy chồng, vào mỗi dịp Tết đến đều phải lo lắng cho nhà chồng trước tiên. Nỗi nhớ nhà và mong muốn đón Tết cùng bố mẹ ruột như thời con gái hầu hết vẫn chỉ là mong ước.
Mặc dù, đây là câu chuyện “xưa như trái đất” thế nhưng mỗi dịp Tết đến, việc ăn Tết nội hay ăn Tết ngoại vẫn nhận được sự quan tâm, bàn luận của rất nhiều cặp vợ chồng trên khắp các diễn đàn.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, câu chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi lớn, nhất là đối với những cặp đôi nội ngoại ở xa nhau. Mặc dù có nhiều ý kiến thế nhưng dù nội hay ngoại cũng cần có Tết…Với quan điểm truyền thống xuất giá tòng phu, đa phần các chị em phụ nữ khi đã đi lấy chồng, vào mỗi dịp Tết đến đều phải lo lắng cho nhà chồng trước tiên. Nỗi nhớ nhà và mong muốn đón Tết cùng bố mẹ ruột như thời con gái hầu hết vẫn chỉ là mong ước.
Mặc dù, đây là câu chuyện “xưa như trái đất” thế nhưng mỗi dịp Tết đến, việc ăn Tết nội hay ăn Tết ngoại vẫn nhận được sự quan tâm, bàn luận của rất nhiều cặp vợ chồng trên khắp các diễn đàn.
Đã bao lâu bạn chưa về ngoại đón Tết?
Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hạt (SN 1968, quê Hưng Yên) xúc động nói: “Tôi lấy chồng đã 30 năm, mỗi năm Tết đến xuân về tôi đều đi sắm Tết cho gia đình chồng, tôi vẫn nhớ về bố mẹ của mình nhưng do điều kiện thì tôi vẫn không thể về nhà ăn Tết cùng bố mẹ. Có những kỷ niệm thời thơ ấu đón Tết ở nhà mà tôi không thể nào quên”.
Với câu hỏi, có khi nào bà muốn về nhà ăn Tết cùng bố mẹ bên nhà ngoại, bà Hạt cho biết thêm: “Đúng là xuất giá tòng phu, dù rất muốn về ăn Tết bên ngoại. Thế nhưng, tôi cũng phải hi sinh mong muốn cá nhân để cho lo cho gia đình nhỏ của mình, điều này thì gia đình bên ngoại cũng cần hết sức thông cảm”.
Mặc dù mới lấy chồng 2 năm nhưng chị Vũ Thảo Linh (Hưng Yên) cũng tâm sự rằng: “2 năm tôi đi lấy chồng thì cũng là 2 năm tôi chưa được đón Tết cùng mẹ, thực sự cũng rất nhớ nhà và muốn về nhà đón Tết cùng mẹ. Thế nhưng, tôi cũng chỉ có thể về thăm mẹ khi đã lo xong việc bên nhà nội”.
Chính quan điểm phải đón Tết bên nội trước đã khiến cho khá nhiều chị em nhất là những chị em lấy chồng xa rất khó khăn để ăn tết bên ngoại, nỗi buồn tủi, nhớ thương cha mẹ khiến cho nhiều người không khỏi xúc động khi nhớ về những cái Tết ngày xưa khi họ còn sống trong vòng tay cha mẹ.
Nàng dâu quê Hưng Yên Vũ Khánh Linh chia sẻ: “Tôi đã đi lấy chồng được năm năm và đó cũng là khoảng thời gian tôi không được đón giao thừa cùng bố mẹ như trước, dù rất muốn được về nhà đón Tết nhưng do hoàn cảnh đường sá xa xôi và Tết đến công việc nhiều, phải giúp đỡ bố mẹ chồng nên tôi không thể đón Tết cùng bố mẹ ruột một cách trọn vẹn”.
Nội hay ngoại đều cần cái Tết trọn vẹn?
Lấy chồng phải theo chồng là quan điểm khiến nhiều chị em phải gác lại nỗi nhớ nhà để đón tết bên nhà chồng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng việc ăn Tết bên nội hay bên ngoại cũng không còn phải quá khắt khe như trước.
Chia sẻ về vấn đề này ông Ngô Văn Tuấn (Hưng Yên) cho rằng: “Tết bên nội hay bên ngoại đều là gia đình. Vì thế, tôi cho rằng các con cũng đều cần có trách nhiệm và bổn phận như nhau”.
Là một người vợ trẻ, chị Trần Thùy Linh đưa ra quan điểm của mình: “Theo tôi nghĩ mỗi ngày Tết đến vợ cũng muốn về nhà đón Tết với bố mẹ đẻ, chồng thì cũng muốn đón Tết bên nội. Thế nên, việc bàn luận là rất cần thiết, Tết là niềm vui chứ không cần biến nó thành chọn lựa để căng thẳng, nếu vợ chồng đã có thể đồng cam cộng khổ thì không có lý gì mà chúng ta lại không sắp xếp được việc đó để hài lòng cả 2 bên, vì cả 2 gia đình đều đáng trân trọng và cần được quan tâm”.
Trái ngược với những ý kiến trên, ông Trương Văn Nhi (Hà Nội) bày tỏ: “Theo phong tục từ xưa đến nay, tôi thấy vẫn cần đón Tết bên nhà nội trước, bởi phụ nữ khi lấy chồng cần phải thực hiện nghĩa vụ với nhà chồng, những ngày Tết là những ngày vợ chồng cần ở nhà dọn dẹp, báo hiếu cha mẹ, hương khói cho tổ tiên, chúc Tết họ hàng. Những ngày sau, cả nhà sẽ qua nhà vợ chơi và thăm nhà ngoại, như vậy mới phải phép”.
Với quan niệm truyền thống đã có từ lâu “lấy chồng phải theo chồng” đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người dân Việt, có rất nhiều người phụ nữ vẫn phải lặng lẽ giấu những nỗi buồn, nỗi nhớ về cái Tết trong vòng tay cha mẹ, nhiều mong muốn vẫn chỉ là dự định… Nhưng, để có một điều ước thì bất cứ ai cũng đều mong vào một ngày gần nhất họ được trở về đón một cái Tết đầm ấm, trọn vẹn bên người thân ruột thịt.