Bún Riêu Gánh – từ một gánh hàng rong sau hơn 40 năm trở thành “độc nhất không địch thủ” tại Sài Gòn, mang tiếng là đắt nhưng cái gì cũng có giá của nó!

Bán ở chợ Bến Thành (Sài Gòn) nhưng lại nổi tiếng từ Bắc chí Nam, người khen kẻ chê ôi thôi cũng lắm. Thế có bao giờ bạn tự hỏi vì sao nó vẫn tồn tại suốt mấy mươi năm, khách khứa ra vô vẫn nườm nượp?

Trước tiên tôi muốn tự mình khẳng định một điều rằng bài viết này hoàn toàn không có mục đích PR hay cũng chẳng có ý bênh vực ai cả, bởi ẩm thực, ăn uống là một khía cạnh hoàn toàn rất riêng và nó bao la đến vô tận. Người khen ngon còn kẻ thì chê âu cũng đều có lý do của nó, tùy thuộc vào cách ăn, khẩu vị và cả độ dày cái túi tiền của mỗi người! Nhưng 40 năm không phải là khoảng thời gian ngắn để một hàng ăn có thể tồn tại ở cái mảnh đất Sài Gòn “trù phú” này, nhất là khi nó còn mang không ít sự tranh cãi rằng “món bình dân mà ôi thôi đắt vãi chưởng!…”

Tồn tại hơn 40 năm lấy “gánh” hàng rong làm nên thương hiệu!

Tôi nhớ lần đầu tiên mình ăn ở đây chắc cũng phải 20 năm về trước, đó là cái thời mà cô Liên (tên thật là Lê Thị Liên, nay đã gần 60 tuổi) và mẹ của cô là người trực tiếp ngồi bán ở cửa Đông chợ Bến Thành với gánh hàng rong đơn sơ cùng vài chục cái tô đá múc liên tục mà vẫn không đủ để phục vụ khách. Rồi bẵng đi một khoảng thời gian dài tôi không còn đến đây nữa và được biết hàng bún riêu của 2 người phụ nữ mộc mạc, đậm chất miền Tây năm xưa nay đã có thể thuê một mặt bằng lớn nằm đối diện chợ Bến Thành, cách điểm bán cũ chỉ vài chục bước chân.

Đây có thể là một địa điểm đáng mơ ước của những người làm nghề buôn bán vì không chỉ nằm ở gần chợ Bến Thành – nơi đông đúc người qua kẻ lại mà còn có cả khách du lịch nước ngoài nên để có được nó, chắc chắn người chủ phải kinh doanh rất đắt hàng mới có đủ khả năng chi trả.

Thế nhưng thay vì có mặt bằng “ngon” thì theo lẽ thường người ta sẽ làm cửa hàng của mình trở nên sang trọng hay theo thời hơn, đằng này cô Liên vẫn giữ nguVào thời điểm cách 6 – 7 năm, khi internet và các trang mạng xã hội, review ẩm thực phát triển, Bún Riêu Gánh bắt đầu được nhiều người phương xa biết tới hơn nhờ các bài viết chia sẻ rầm rộ. Thậm chí hàng bún riêu này còn được rất nhiều người Hà Nội dành tình cảm, trở thành khách hàng trung thành suốt 5 – 6 năm nay.

“Không vào Sài Gòn thì thôi chứ đã tới rồi nhất định tôi phải sắp xếp thời gian ghé ăn một tô cho bằng được. Dù món này biết là chả có gì lạ, nhưng không hiểu sao phải ăn ở đây mới thấy đã, nó làm mình nhớ hoài, thèm hoài” – chị Phương sống tại Hà Nội chia sẻ.

yên gánh hàng rong làm bằng mây, tre của năm xưa như một góc ký ức và là đặc điểm nhận dạng của tiệm. Dĩ nhiên cái nồi nước lèo đỏ lừ với cà chua, riêu cua, hành lá,… đủ màu sắc làm người ta nhìn thôi đã thấy thèm là thứ không thể nào thiếu. Cạnh bên là mâm rau sống với bắp chuối, xà lách, rau muống, rau mùi, giá,… tươi xanh!

Ngoài ra cô cũng dùng luôn cái tên “Bún Riêu Gánh” theo cách nói miệng suốt mấy chục năm qua của các vị khách tứ phương hay nhắc về trở thành “thương hiệu”.


Mà cái nào khi đã nổi tiếng rồi thì chắc chắn sẽ có ý kiến trái chiều xảy ra… Trong đó “lời bàn tán” nhiều nhất là ở giá tiền của nơi này ngày càng tăng. “Ngày xưa có 20 mấy nghìn sau tăng lên 30 mấy, bây giờ thì là 55k đồng, mỗi tô chỉ có 1 cục huyết, nửa quả cà chua, 1 cục riêu và… hết!

Chuyện thời gian làm vật giá thay đổi thì không nói, nhưng ở thời điểm hiện tại tận 55k/tô với từng ấy đồ ăn tôi thấy quá đắt. Chưa bao giờ ăn một phần mà thấy no toàn phải gọi thêm chén huyết tầm 30k, thêm cây chả quế 10k và một ly nước rau má nữa mới no. Tính ra mỗi lần ăn bún riêu phải mất gần 100k…” – chị Thùy (quận 3) chia sẻ.

Đắt mà đáng sẽ không chết, chỉ có dở mới lo dẹp tiệm sớm thôi!

Đúng như lời của chị Thùy nói ở trên nói, mỗi tô bún riêu ở đây có 1 cục riêu, nửa miếng đậu hũ, nửa quả cà chua, 1 cục huyết và chả quế có giá 10k/cây đặt sẵn trên mỗi bàn, ai ăn thì sẽ tính riêng.

Với một người có thói quen ăn nhiều, mỗi lần ăn là phải cho thật no thì quả thật từng này món có phần hơi ít. Những hôm bỏ bữa hoặc quá đói, tôi phải gọi đến 2 tô hoặc ít nhất là 1 chén huyết thêm cùng 1 cây chả mới cảm thấy chắc bụng. Nên về mặt số lượng tôi cũng đồng tình rằng nó không đủ, nhất là với tâm lý chọn ăn một món bình dân – đáng ra phải rẻ tiền cho qua bữa mà bỏ tận 55k vẫn chưa no chắc chắn sẽ có chút hụt hẫng.

Tuy nhiên, nếu xem kỹ chất lượng của từng món ăn thì nhiều người lại cảm thấy vô cùng thỏa mãn.

“Tôi chưa bao giờ ăn cục riêu cua nào vừa chắc và ngập thịt đến thế. Cả thịt cua lẫn thịt heo đấy nhé! Nói là 1 cục riêu nhưng tôi thấy nó to hơn tất cả những nơi khác mình từng ăn.” – Anh Phương (quận 1) cho biết.

Ngoài nước dùng được nấu có vị ngọt thanh, đậm đà thì riêu cua là thứ “đắt giá” nhất trong tổng thể tô bún riêu. Bởi theo cô Liên cho biết: “Đích thân bà ngoại đã chỉ lại cho mẹ tôi và nay đến tôi truyền lại cho con gái, tính ra nó là bí kíp 4 đời của gia đình.

Từ xưa đến nay công thức làm riêu ấy chưa bao giờ được truyền ra bên ngoài mà chỉ người trong gia đình mật thiết mới được nắm giữ. Đã có nhiều người nói với tôi họ đi qua Mỹ, qua Nhật,… đi xa mấy chục năm hay ăn qua biết bao nhiêu hàng bún riêu ở Sài Gòn mà vẫn không nơi nào làm ra cục riêu chất lượng và ngon như thế. Việc giữ nguyên chất lượng, hương vị cho món riêu này suốt hơn 40 năm cũng không phải là chuyện dễ!” – Đó cũng là lý do vì sao lúc đầu tôi nói hàng bún riêu này là “bá chủ không địch thủ” ở Sài Gòn cũng là vì sở hữu độc tôn loại riêu cua này.

Đặc biệt huyết ở đây cũng được bà chủ tự làm từ huyết vịt thay vì là huyết bán sẵn ở ngoài chợ. “Đây cũng là bí quyết của gia đình tôi phải làm sao để khi ăn miếng huyết có vị hơi dai, cắn vào là mọng nước và phải thơm chứ không bị bở hay tanh hôi, kém chất lượng.

Nhìn chung ngoại trừ đậu hũ chiên do không có cơ sở chế biến nên phải nhờ xưởng khác gia công dựa trên công thức riêng của gia đình, rau có mối đảm bảo chất lượng mấy chục năm thì còn lại đều tự làm” – cô Liên cho biết.

Khi ăn sẽ có một chén ớt xay, mắm me, mắm tôm đã được pha sẵn và múc riêng phục vụ từng người. Ai thích có thể trộn đều rồi nêm nếm cho tô nước lèo, còn không thì dùng để chấm các món ăn kèm làm tăng thêm phần đậm đà.


Anh Hải – một vị khách chia sẻ: “Tôi là một người đã từng ăn qua không biết bao nhiêu hàng bún riêu ở Sài Gòn, nhưng Bún Riêu Gánh là 1 trong 2 nơi hiếm hoi để lại cho tôi nhiều ấn tượng và lưu mãi hương vị khó quên.

Tôi thấy ở cái đất Sài Gòn “màu mỡ”, kinh doanh khó khăn vì lắm sự cạnh tranh mà có một nơi tồn tại, giữ được chất lượng lẫn hương vị suốt hơn 40 năm là điều vô cùng trân quý. Nếu muốn rẻ hơn thì người ta có thiếu gì sự lựa chọn, nhưng muốn ngon và chất lượng thì tìm đỏ con mắt có khi cũng chẳng ra. Nên đối với tôi, đắt mà chất lượng thì tôi không tiếc tiền để chi, trừ khi nó dở, không đáng với những gì phải trả thì mới lo sớm dẹp tiệm.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *