Kỹ thuật đánh bóng chuyền hơi bao gồm phát bóng, đỡ bóng, chắn bóng và đập bóng chuyền.
1. Kỹ thuật phát bóng
Kỹ thuật phát bóng bao gồm cách phát bóng thấp tay và phát bóng cao tay.
Cách phát bóng thấp tay
Tư thế chuẩn bị: Người phát bóng quay mặt vào lưới, chân trái đứng lên trước và mũi chân đặt thẳng với đường biên ngang, trọng lượng cơ thể được dồn đều lên cả hai chân. Tay trái cầm bóng hướng ra phía trước, cao ngang mặt, tay phải để tự nhiên
Tung bóng: Với tư thế tay trái cầm bóng ngang mặt, người phát bóng thực hiện tung bóng thẳng lên trước mặt, cao hơn đầu khoảng cách 80 đến 100cm, hướng bóng hơi nghiêng sang phải để tay phải thực hiện động tác đánh bóng đi. Khi tung bóng, người phát bóng đồng thời thực hiện hạ thấp trọng tâm bằng việc hơi khuỵu gối và vươn thẳng hai chân, kết hợp với động tác tung bóng.
Cách vung tay: Khi tay trái thực hiện tung bóng, tay phải cũng co lại, chuyển động theo hướng từ trước, lên cao và ra sau. Người phát bóng mắt nhìn theo bóng và ngả về phía sau. Khi bóng rơi xuống, tới tầm tay giơ thẳng thì thực hiện đánh bóng đi. Khi tiếp xúc với bóng, người đánh bóng cần mở bàn tay và các ngón tay chụm lại tự nhiên vào phía phần dưới tâm của bóng.
Kết thúc: Khi bóng được phát đi rời tay, người đánh để tay phải vươn theo hướng bóng về phía trước, khi bóng lên cao chân phải đi theo đà bước lên để giữ thăng bằng, từ đó nhanh chóng chạy vào sân và tham gia vào phòng thủ bóng.
Cách phát bóng cao tay
Tư thế chuẩn bị: Người phát bóng để vai trái hướng về phía lưới, hạ thấp trọng tâm bằng việc hơi khuỵu hai chân và tay trái cầm bóng trước mặt.
Tung bóng: Khi thực hiện tung bóng, người phát bóng để tay hơi hạ xuống, rồi tung bóng lên thẳng với độ cao 40 đến 50cm.
Vung tay đánh bóng: Khi bóng tung lên, tay phải thực hiện phát bóng đi, theo hướng từ dưới lên, dùng phần cạnh của ngón trỏ và ngon cái đánh bóng. Tiếp xúc đánh bóng đi vào phần dưới bóng, tâm hơi lệch về sau để đẩy bóng đi lên thẳng và di chuyển vào sân.
Thực hiện phát bóng xong, cần quay mặt luôn vào lưới và nhanh bước vào sân để thi đấu.
2. Kỹ thuật đỡ bóng
Cũng giống như môn bóng chuyền, trong bóng chuyền hơi cũng có 2 kỹ thuật đỡ bóng chính là đỡ bóng bằng cách búng bóng và đệm bóng.
Kỹ thuật búng bóng
Bước 1: Để búng bóng chuyền tốt, khi chạm bóng hai ngon tay cái của người đánh bóng phải để thành hình chữ “bát”, khoảng cách giữa hai đầu ngón tay tùy vào độ dài của ngón tay mỗi người và không được để quá rộng. Nếu để rộng, bạn đỡ bóng sẽ không chuẩn, bóng có thể bị trượt ra sau.
Bước 2: Đỡ bóng phía trước mặt theo hướng bóng bay tới và chuyền bóng lên cao về phía trước. Khi đỡ bóng, hay tay để song song với mặt đất và mặt ngửa lên chú ý theo hướng bóng bay.
Bước 3: Để đỡ bóng tốt, người chuyền bóng cần xác định được hướng bóng bay và di chuyển nhanh tới đón bóng.
Bước 4: Sau khi xác định được vị trí và di chuyển tới, người đỡ bóng đưa hai tay lên đỡ bóng và thực hiện chuyền bóng. Khi chuyển bóng, thân người cần hơi ngả ra sau, các ngón tay tiếp xúc bóng ở tầm trước và cách mặt chừng 15cm. Tay chạm vào bóng, để chuyền bóng đi cần phối hợp nhịp nhàng giữa cơ thể và tay, khi toàn thân người hơi rướn lên để có lấy lực tay chuyền bóng lên.
Kỹ thuật đệm bóng
Bước 1: Đệm bóng bằng hai tay
Bước 2: Tư thế đứng đệm bóng, người đứng ở độ cao trung bình, hai chân có thể đứng chân trước, chân sau hoặc hai chân rộng bằng vai. Hai tay đỡ bóng để co tự nhiên, mắt quan sát theo hướng bóng bay và thân người hơi gập.
Bước 3: Khi xác định được điểm rơi của bóng, người đỡ bóng dơ hai tay lên đỡ bóng. Khi đỡ bóng, hai tay cần duỗi thẳng để bóng rơi vào khu vực cổ tay. Đỡ bóng, hai cần nắm chặt và hai bàn tay đặt chéo lên nhau, hai ngón tay cái để song song kề nhau.
Bước 4: Đánh bóng, khi bóng rơi tầm ngang hông cách thân người đứng khoảng gần một cánh tay thì thực hiện đánh bóng đi. Để bóng lên cao, người đánh bóng cần dùng cả lực chân rướn người lên và lao về trước.
3. Kỹ thuật đập bóng
Đập bóng là một phương thức tấn công, dễ có điểm nhất. Bởi vậy, để đập bóng tốt đòi hỏi người đập bóng phải có kỹ thuật trong lấy đà bật nhảy và đập bóng đi.
Bước 1: Tư thế chuẩn bị
Người thực hiện đập bóng cần đứng cách lưới từ 2 đến 3m và không đứng nguyên một chỗ. Người đập bóng, cần di chuyển để khi có bóng dễ dàng điều chỉnh bước nhảy và góc độ có thể chạy lấy đà.
Khi chạy lấy đà, đầu gối hơi chùng và thân người ngả về phía trước một chút, mắt để ý theo dõi hướng bóng bay.
Bước 2: Lấy đà
Để lấy đà và đập bóng nhanh hay chậm, dựa vào độ rơi của bóng. Nếu bóng được chuyền 2 ở độ rơi thấp thì thời gian lấy đà nhanh hơn và bóng chuyền cao thời gian lấy đà chậm hơn.
Góc độ lấy đà tùy thuộc vào khả năng của người đập, bình thường chúng ta sẽ chạy 1 đến 4 bước đà và bật đập bóng.
Bước 3: Giậm nhảy
Khi di chuyển đến bước đà cuối cùng, chúng ta sẽ bắt đầu dậm nhảy. Khi dậm nhảy, có người nhảy một chân cũng có nhảy bằng cả hai chân.
Để dậm nhảy hiệu quả, ở bước chạy đà cuối người chơi phải để gót chân ở bước chạy đà cuối đặt xuống đất, hay chân ngang nhau và thân người ngả về trước, đầu gối khuỵu xuống thấp, chuyển sức mạnh của gót chân lên mũi chân rồi bật.
Chân nhảy dậm lên, kết hợp với hai tay đánh mạnh ra phía sau và khi chân đã khuỵu hết mức thì hay tay đánh bóng thẳng góc xuống với mặt đất.
Bước 4: Đập bóng
Khi đập bóng, tay đập bóng được đưa lên cao và sát với mang tai hướng ra sau, duỗi thẳng cánh tay và cổ tay gập vào bóng. Kết hợp thân người vươn thẳng, duối thẳng hai chân ra phía trước (đầu gối thẳng) để có sức mạnh đập vào bóng. Thông thường bóng được đập ở tầm cao hơn đầu, ở phía trước mặt khoảng cách chừng 10 đến 15cm.
4. Kỹ thuật chắn bóng
Để chắn bóng, người thực hiện chắn cần đứng đối diện với hướng mà bóng di chuyển tới và xác định được độ rơi. Thường người chắn bóng sẽ đứng cách lưới khoảng cách từ 0,25 – 0,35m để nhảy lên chắn.
Khi xác định được hướng đánh của người đập bóng, bạn sẽ thực hiện nhảy lên chắn bóng, tốc độ nhảy phụ thuộc vào tầm bóng. Nếu bóng cao, bạn có thể nhảy thấp và bóng thấp thì bạn cần nhảy cao.
Tay chắn bóng phải mở rộng ngón tay và ngửa về phía sau, các gân tay phải lên hết để khi tay chạm vào bóng, bóng sẽ tự động bật lại khung thành đối phương.