Bé gái đi nhà trẻ 3 ngày không ai đến đón, cô giáo mở cặp sách mắt đỏ hoe: Bố mẹ ly̶ hôɴ đùn đẩy̶ nhau

Con cái là vô giá đối với cha mẹ, từ bao đời nay, nước mắt luôn chảy xuôi, cha mẹ lúc nào cũng sẵn sàng hi sinh vì con

Nhưng thế giới đầy rẫy những điều bất ngờ, không phải bậc cha mẹ nào cũng coi con cái là vô giá, có người chỉ khoác trên mình danh phận làm cha mẹ, còn có xứng làm cha làm mẹ không thì phải coi lại, chẳng hạn như câu chuyện bé gái đi học 3 ngày không ai tới đón dưới đây.

Tin Tin là một cô bé 3 tuổi vừa bước vào lớp mẫu giáo nhỏ. Trước đây, khi tan học, bố và mẹ đã đợi sẵn ở cửa. Nhưng ngày hôm đó tan học đã lâu, tất cả bọn trẻ đều được đã về nhà, chỉ có bố mẹ Tin Tin là không xuất hiện.


Cô giáo mẫu giáo đã ngồi đợi với Tin Tin, thậm chí đã gọi điện cho bố mẹ của cô bé nhưng cả hai đều không phản hồi. Hộp thư thoại tự động của mẹ Tin Tin bảo rằng đang đi công tác. Còn bố của Tin Tin thì tắt máy. Thông thường khi các cô giáo ra về mà vẫn còn học sinh thì chúng sẽ đợi ở phòng bảo vệ chờ bố mẹ tới đón. Nhưng cô giáo của Tin Tin cảm thấy bất an, liền gọi đồ ăn đến cho 2 cô trò, cả hai ngồi chờ đến 8 giờ tối. Không thấy bóng dáng bố mẹ đâu, cô giáo đành đưa đứa trẻ về nhà mình.

Cũng may là dịp này 2 người trọ cùng phòng đang đi thực tập xa nên 2 cô trò khá thoải mái. Tin Tin tuy mới 3 tuổi nhưng rất ngoan. Điều cô giáo lấy làm lạ là tuy xa bố mẹ nhưng Tin Tin không hề khóc, cũng không nhắc đến bố mẹ.


Điều mà cô giáo không ngờ là bố mẹ của Tin Tin lại đột nhiên biến mất thế này, không liên lạc được. Trong 2 ngày tiếp theo, cô giáo đã chăm sóc và đưa cô học trò tội nghiệp về nhà khi không có ai đến đón. Tin Tin rất ngoan ngoãn, không ồn ào náo nhiệt nhưng luôn có một nỗi buồn trong đáy mắt. Vào đêm ngày thứ ba, khi soạn đồ sạch trong chiếc túi đựng quần áo của bé gái 3 ngày không ai tới đón, cô giáo tình cờ tìm thấy một mẩu giấy trong đó. Thì ra là lá thư của mẹ Tin Tin, nói rằng 2 vợ chồng đang ly hôn và tòa chưa quyết định Tin Tin sẽ do ai nuôi dưỡng. Vì thế nên cô không đón con được và nhờ cô giáo trông giúp cho đến khi có quyết định của tòa.

Sau khi nhìn thấy lá thư, cô giáo cảm thấy rất khó chịu, vừa xót xa, vừa giận những bậc phụ huynh vô trách nhiệm như vậy, cuối cùng chọn cách gọi cảnh sát. Sau khi cảnh sát can thiệp, cuối cùng bố mẹ bé gái cũng lộ diện. Tuy nhiên thái độ của họ khá hờ hững với đứa con gái duy nhất này, cuối cùng Tin Tin đành trở về nhà với bố, chờ xem ruốt cuộc cô bé sẽ ở với bố hay với mẹ. Cô giáo dù thương xót học trò mình cũng không thể can thiệp quá sâu, chỉ cầu mong Tin Tin vẫn được đi học, dù là ở với bố hay mẹ.


Rõ ràng đó là con gái ruột, mà bố mẹ nói bỏ là bỏ, không thèm đến đón con, mặc định để con gái cho cô giáo chăm. Ai biết chuyện cũng thương đứa trẻ, bởi với cha mẹ như vậy thì dù ở với ai, Tin Tin cũng khó mà được yêu thương.

Sự hòa thuận của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra cảm giác hạnh phúc cho con cái, cả tình cha và tình mẫu tử đều không thể thiếu đối với con cái. Trẻ em là đối tượng dễ cảm thấy bất an, sợ môi trường xa lạ, sợ bố mẹ không muốn mình, tất cả đều bắt nguồn từ ý thức chăm sóc con cái của bố mẹ.

Con cái không phải là đồ chơi, thích thì giữ lại, không thích thì vứt đi. Nếu cha mẹ đã chọn sinh con ra thì cần có trách nhiệm đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất cho con. Nếu cha mẹ không thể ở bên nhau thì có thể chia tay trong hòa bình, và làm tròn trách nhiệm chăm sóc con. Một người đã từng nói rằng, làm kế toán thì phải có chứng chỉ kế toán, làm hướng dẫn viên du lịch thì cũng phải có bằng cấp, chỉ có làm cha mẹ là không.

Nên chăng những người muốn sinh con cũng cần có “chứng chỉ” đảm bảo rằng họ sẽ chu toàn trách nhiệm của mình, chứ không phải thích thì đẻ ra rồi quăng lăn lóc. Đến lúc chia tay lại đá qua đá lại, như trường hợp bé gái đi học 3 ngày không ai tới đón kể trên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *