Bé 2 tuổi suốt ngày “chu mỏ”, mẹ khen dễ thương nhưng bà nội bế thẳng vào viện khám

Lên thăm cháu, lúc nào cũng thấy cháu chu mỏ, bà nội cảm thấy có điều bất ổn, nên đã quyết định đưa cháu đến bệnh viện khám.

Con gái của cô Hồ năm nay đã được 2 tuổi. Khi đứa trẻ được 10 tháng tuổi đã cai sữa mẹ và từ đó cô Hồ cho con mình uống sữa bột. Vì trước đó bé đã quen bú sữa mẹ nên sau khi cai sữa, bé sẽ luôn quấy khóc, khó dỗ dành. Cho rằng con chưa quen nên cô Hồ đã mua núm vú giả cho bé ngậm.

Núm vú giả được hầu hết các gia đình sử dụng, nó có tác dụng kỳ diệu đối với nhiều trẻ sơ sinh, trong đó có con gái của cô Hồ. Chỉ cần đứa trẻ khóc, cô Hồ lại đưa núm vú giả vào miệng cho con gái, đứa trẻ ngừng khóc rất nhanh, nhất là khi ngủ ngậm núm vú giả cũng khiến đứa trẻ ngủ nhanh hơn. Cứ như vậy, con gái cô Hồ đã ngậm núm vú giả từ khi 10 tháng tuổi đến tận bây giờ là 2 tuổi.

Thời gian gần đây, cô Hồ bắt đầu cân nhắc có nên bỏ thói quen ngậm vú giả của con gái hay không, vì thời gian càng dài, cô Hồ nhận thấy sự phụ thuộc của đứa trẻ vào núm vú giả ngày càng nhiều. Chỉ cần bỏ núm vú giả, bé rất dễ khóc và không thể dỗ dành. Ngoài ra cô Hồ còn nhận thấy mỗi lần đứa trẻ được tháo núm vú giả, vì cái miệng nhỏ nhắn của con gái lúc nào cũng chu ra, nhìn con nũng nịu, trông rất đáng yêu, song cô lại có chút lo lắng.

Một ngày bà nội lên thăm cháu gái, nhìn thấy đứa trẻ luôn bĩu môi, chu mỏ thì hỏi con dâu có vấn đề gì xảy ra với cháu không. Cô Hồ trả lời rằng, bé muốn ngậm núm vú giả, nói rằng bà nội không cần lo lắng. Lúc này bà nội cảm thấy có điều bất ổn, nên đã quyết định đưa cháu đến bệnh viện khám.

Cô Hồ bị mẹ chồng làm cho bối rối, cô thấy con nít nũng nịu thì không cần phải làm ầm ĩ lên, nhưng mẹ chồng nói rằng phải theo dõi, có thể nó có vấn đề về phát triển. Khi đến bệnh viện, bác sĩ đã kiểm tra miệng của đứa trẻ và nói rằng nướu của đứa trẻ đã bị biến dạng, khiến lúc nào trẻ cũng chu mỏ và thủ phạm chính là do ngậm núm vú giả quá nhiều, hầu như ngậm suốt cả ngày.

Lúc này, cô Hồ vô cùng hối hận, con gái bị dị tật nướu răng thì cô lại cho rằng con dễ thương. Cô thầm cảm ơn mẹ chồng đã đến thăm cháu gái, sớm nhận ra biểu hiện bất thường của cháu, bằng không sau này chỉnh sửa rất khó, ảnh hưởng đến trẻ cả đời.

Trên thực tế, các gia đình có trẻ em hiện nay không xa lạ gì với núm vú giả. Nó có thể đáp ứng nhu cầu bú của trẻ, mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và đạt được hiệu quả nhanh chóng khi dỗ dành trẻ. Núm vú tuy dễ sử dụng nhưng nếu cha mẹ quá ỷ lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

1. Dễ sinh ra lệ thuộc

Nếu mẹ thường xuyên cho bé ngậm núm vú giả để bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn thì bé sẽ bị phụ thuộc vào núm vú giả. Trong trường hợp không có núm vú giả, bé sẽ quấy khóc không chịu đi ngủ. Có bé còn mút tay hoặc đưa các dị vật khác vào việc.

2. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập

Có rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút, giun sán xung quanh ta, luôn chờ để xâm nhập vào cơ thể. Và núm vú giả là 1 trong những công cụ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu mẹ vệ sinh núm vú giả không sạch hoặc trong quá trình ngậm núm giả, bé không may làm rớt núm xuống đất, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, núm vú giả mà trẻ nhỏ ngậm là mảnh đất màu mỡ của vi khuẩn và nấm. Các loại vi khuẩn tiềm ẩn ở đó cũng khá đa dạng, từ tụ cầu khuẩn Staphylococcus và vi khuẩn gây viêm phổi Klebsiella cho đến nấm.

3. Ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của răng và hàm

Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi. Vì vậy, nếu cho bé ngậm núm vú giả trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo hàm và vị trí mọc răng của trẻ. Cũng giống như mút ngón cái, thói quen dùng núm giả thường xuyên có thể khiến hàm trên và hàm dưới của trẻ không khớp nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *