3 hành vi khi ngủ của trẻ chứng tỏ IQ cao, riêng 4 kiểu này có thể dễ mất mạng

Những hành vi khi ngủ của trẻ tưởng đơn giản nhưng thực tế có thể tiết lộ khả năng phát triển của não bộ, trí tuệ và sức khỏe của trẻ.

Chúng ta đều biết rằng con người tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, vì vậy một giấc ngủ ngon sẽ hữu ích hơn cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em. Nó có thể thúc đẩy sự cải thiện khả năng miễn dịch và cũng có thể đảm bảo sự nghỉ ngơi và hoạt động của não trẻ. Chỉ cần trẻ ngủ ngon, ăn ngon thì trẻ mới tràn đầy năng lượng.

Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh không biết rằng có những tư thế hoặc hành vi ngủ của trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và có những tư thế lại ngầm tiết lộ trẻ có thể có IQ cao.

3 hành vi khi ngủ của trẻ chứng tỏ IQ cao

1. Mỉm cười khi ngủ

Sau khi làm mẹ, có phải bạn rất thích nhìn con mình ngủ ngon vào ban đêm và đôi lúc bạn thấy con hơi mỉm cười khi ngủ. Dường như đứa trẻ đang có một giấc mơ ngọt ngào, khóe miệng khẽ nhếch lên. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ chưa thể hiện cảm xúc và hệ thống thần kinh cũng chưa được kiểm soát tốt. Nhưng những đứa trẻ thông minh thì ngay từ bé, mạng lưới thần kinh đã điều phối ý thức, não bộ phát triển tốt, chúng hay cười trong giấc mơ.

2. Trẻ đạp chăn khi ngủ

Là một người mẹ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi cứ tới ban đêm, trẻ lại đá chăn ra khỏi người. Thực tế, việc trẻ sơ sinh lật người và đẩy chăn bông là một hiện tượng tốt. Chân tay của trẻ nhỏ tương đối mềm và cơ xương cũng đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, nếu các mẹ thấy trẻ đá chăn vào ban đêm chưa hẳn là trẻ ngủ không ngon mà ngược lại, điều đó có nghĩa là cơ chân của trẻ đang phát triển tốt.

Ngoài ra, còn có một lý do khác khiến trẻ đá chăn đó là khả năng hành vi của trẻ đang được cải thiện, và khả năng nhận thức của trẻ cũng đang tăng cường. Vì vậy mẹ không cần phải lo lắng quá.

Ngoài ra, khi một người ngủ ở một tư thế trong thời gian dài, khí huyết của cơ thể sẽ bị cản trở và cơ thể bị tê liệt. Khi cơ thể khó chịu, trẻ kịp thời điều chỉnh tư thế ngủ và phản ứng với cơ thể, điều này càng cho thấy não bộ chi phối cơ thể một cách linh hoạt hơn chứng tỏ trong tương lai, trẻ rất có thể có chỉ số IQ cao.

Tuy nhiên, khi cha mẹ thấy trẻ đạp chăn ra khỏi người cũng nên đắp lại cho trẻ, đặc biệt là mùa đông để tránh cho việc trẻ bị nhiễm lạnh.

3. Trẻ nhạy cảm khi ngủ

Có một số trẻ đặc biệt nhạy cảm với giấc ngủ. Chúng chỉ có thể ngủ trong một không gian thật im lặng và sẽ phản ứng lại nếu có một chút âm thanh. Có thể bạn sẽ cảm thấy trẻ không ngoan hay dễ bị quấy khóc nhưng thực tế điều này thể hiện nhận thức nhạy cảm của trẻ về những thay đổi của thế giới bên ngoài.

Cơ thể truyền những thay đổi mà trẻ cảm nhận được đến não, và não sẽ nhanh chóng xử lý và phản ứng kịp thời. Từ khả năng tri giác siêu việt này, có thể thấy sự phát triển trí não của trẻ rất tốt.

3 hành vi khi ngủ dễ gây hại cho sức khỏe của trẻ

1. Ngủ gối đầu lên tay

Nhiều em bé thích ngủ gối đầu lên bàn tay nhỏ của mình vì cảm giác an toàn. Nhưng tư thế ngủ này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu mà còn khiến cánh tay bị tê nhức.

Khi thức dậy, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi. Đôi khi điều này sẽ làm tăng áp lực lên bụng của trẻ. Theo thời gian, nó cũng có thể gây trào ngược dạ dày và làm tổn thương thực quản. Vì vậy, khi thấy trẻ nằm ngủ gối lên tay, mẹ nên giúp con kéo bàn tay nhỏ ra và đặt vào vị trí thích hợp, kê gối nhỏ vào đầu trẻ để giúp trẻ thay đổi tư thế ngủ sai.

2. Trẻ há miệng khi ngủ

Một số bà mẹ sẽ thấy rằng con họ thích thở bằng miệng khi ngủ, điều này khiến chúng rất dễ thương. Thực tế, đối với sức khỏe của trẻ, tốt nhất bạn nên để trẻ ngậm miệng khi ngủ. Nếu há miệng và dùng miệng để thở không chỉ dễ hít phải bụi mà còn dễ kích thích khí quản và phổi gặp không khí lạnh, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Khi phát hiện bé có thói quen há miệng và thở không tốt khi ngủ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân. Nếu là cảm, sốt gây nghẹt mũi, hoặc viêm mũi cấp tính, nghẹt mũi mãn tính, viêm amidan, phì đại amidan thì phải kịp thời dùng các loại thuốc thích hợp.

3. Ngủ lấy chăn che đầu

Một số em bé thích ngủ với đầu được che và cảm thấy an toàn hơn. Trên thực tế, điều này là phản khoa học và không tốt cho sức khỏe. Khi ngủ trùm chăn kín đầu, nồng độ carbon dioxide trong chăn bông tăng lên, nồng độ oxy sẽ tiếp tục giảm.

Nếu thời gian quá lâu sẽ dẫn đến lượng oxy không đủ dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, dễ gặp ác mộng. Khi thức dậy, bé sẽ cảm thấy choáng váng, đầu óc yếu ớt. Vì vậy, khi phát hiện trẻ nằm ngủ trùm đầu, mẹ nên giúp trẻ bỏ chăn ra khỏi đầu kịp thời để trẻ được hít thở không khí trong lành.

4. Ngủ sấp thường xuyên

Nhiều bậc cha mẹ sẽ thấy rằng con mình luôn thích nằm sấp khi ngủ, nếu bạn không chỉnh lại tư thế này cho trẻ, bạn sẽ thấy rằng trẻ sẽ giữ tư thế này cả đêm.

Việc nằm sấp ngủ có thể giúp thúc đẩy quá trình trưởng thành chức năng tim phổi của trẻ, có lợi nhất định cho sự phát triển cơ cổ, ngực, lưng của trẻ, có lợi cho việc tập bò cho trẻ. Đối với những trẻ ăn nhiều trong ngày, không tiêu, khó chịu đường tiêu hóa cũng có tác dụng nhất định.

Nhưng nằm sấp khi ngủ cũng là tư thế ngủ gây tranh cãi nhất của các bậc cha mẹ. Đối với trẻ nhỏ, nằm sấp khi ngủ có nguy cơ ngạt thở.

Các cơ ở cổ còn yếu, khi trẻ không thể ngẩng đầu lên hoặc quay đầu, việc nằm sấp khi ngủ có thể gây khó thở và ngạt thở. Cũng không ít trường hợp tai nạn do trẻ nằm sấp khi ngủ nên cha mẹ phải hết sức lưu ý.

Vì vậy không nên cho trẻ nằm sấp khi ngủ lâu, chú ý cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ, sau khi trẻ ngủ nên chỉnh sửa tư thế ngủ, tăng cường giám sát, chăm sóc trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *