3 con đùn đẩy chăm mẹ già U90: “Mỗi đứa nuôi 15 ngày, mẹ tự ôm quần áo đến nhà nấy”, chỉ đợi chia đất

Cả cuộc đời người mẹ một tay chăm sóc, mong các con khôn lớn, hạnh phúc nhưng các con lại chỉ trông ngóng vào thứ duy nhất là tài sản của bà.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cuộc tranh luận từ những người con trong một gia đình. Theo đó, trong ngôi nhà có 1 con trai trưởng, 2 con gái và 1 con rể đang ngồi bàn bạc về chuyện ai sẽ là người chăm sóc mẹ.

Ở phía đằng sau, người mẹ già yếu lẳng lặng ngồi trên giường quan sát và nghe hết những gì các con nói. Nhìn cảnh các anh em đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc mẹ mà người xem vừa thương cảm lại vừa xót xa.

Nguyên nhân cũng là xuất phát từ việc ai cũng muốn hưởng tài sản của mẹ. Do đó, họ đưa ra phương án chia thời gian ra nuôi mẹ, cứ 15 ngày là mẹ lại dọn đồ sang nhà một người con để ở.

Người con gái quả quyết: “Bây giờ các bác đưa ra phương án rõ ràng đi chứ em không nuôi mẹ được, không có thời gian”. Thế nhưng khi người con rể lên tiếng, xin phép được đón mẹ già đã gần 90 tuổi về chăm sóc thì hai cô con gái cũng lại không đồng ý. “Em không đồng ý, bác nói như vậy thì khôn quá. Bác đón mẹ về mai kia nhà cửa đất đai bác hưởng tất à? Anh em không được cái gì à?” – hai người con gái đáp trả.

Giữa lúc 3 người con ruột đang lưỡng lự, so đo thiệt hơn thì người con rể (áo trắng) lên tiếng: “Vợ anh không về họp gia đình hôm nay được, anh có ý thế này. Mẹ bây giờ tuổi cao sức yếu rồi, gần 90 tuổi không ở một mình được. Mẹ đã tốn bao nhiêu công sức, mồ hôi nước mắt nuôi các cậu, các dì đến ngày hôm nay. Chân mẹ không đứng vững được nữa rồi. Các cậu, các dì bảo mỗi người nuôi 15 ngày, hết 15 ngày đem quần áo qua nhà người khác. Các cô cậu làm thế nghe có được không? Nếu các cô cậu không nuôi được mẹ, anh xin phép được đón mẹ về ở với gia đình anh. Gia đình anh xin phép nuôi mẹ”.

Tưởng ý tốt của anh rể như thế sẽ được các em cảm kích, hổ thẹn nhưng chị con gái áo xanh liền phản bác: “Em không đồng ý, bác nói như vậy là bác khôn quá. Bác đón mẹ về mai kia nhà cửa đất đai bác hưởng tất à? Anh em không được cái gì à?”. Người phụ nữ áo đổ cũng gật đầu cho rằng chị mình nói đúng.

Song, người con rể bình tĩnh giải thích: “Anh đang nói về việc nuôi mẹ thôi, chứ đất đai tài sản của mẹ thì anh chưa hề nói đến cái gì cả. Mà anh cũng không có suy nghĩ như các cô các cậu đâu”.

Hiện, không biết sự việc sau đó diễn ra như thế nào, liệu hồi kết bà mẹ già có được con cái nhận trách nhiệm phụng dưỡng hay không. Cư dân mạng sau khi xem đoạn clip vô cùng tức giận, họ lên án những người con ích kỷ, bất hiếu với mẹ.

“Mẹ mất công sinh ta trưởng thành dừ con cái lại tính ngày tháng nuôi dưỡng mẹ thế có đáng ko”, tài khoản Nguyễn Thị Như Trang bình luận

“Tần tảo nuôi con đến cuối cùng nhận lại sự bạc bẽo”, Duyên Vũ bức xúc.

“Cha mẹ có công sinh thành nuôi nấng. Con cái nuôi cha mẹ tính từng ngày. Quá bất hiếu”, Lê Tân Thành bất bình.

“Còn gì đau hơn khi nghe được những câu nói ấy từ con của mình”,…

Thật không hiểu từ bao giờ mà việc nuôi mẹ lại phải gắn liền với tài sản, được hưởng thì nuôi còn không thì phó mặc cho người khác? Ấy vậy mà không ít trường hợp vì tranh chấp căn nhà, miếng đất lại khiến người thân trở mặt với nhau.

Tình cảnh của người mẹ trong đoạn clip này không khác gì sự việc của cụ L.T.P ở Bình Định từng gây xôn xao một thời gian dài. Hai người con trai không ai muốn nuôi mẹ nên cứ người này chở đến nhà người kia rồi ngược lại. Cuối cùng, cụ P. thân già một mình co ro ở ngoài đường trong đêm lạnh.

Chia sẻ với Vietnamnet, cụ P. vừa khóc vừa nói rằng trước có nhà, có đất đều đem cho con trai lớn vì anh này nói sẽ nuôi mẹ. Nhưng rồi đất thì đã lấy, trách nhiệm nuôi mẹ lại đùn đẩy, những người con khác của cụ P. cũng không vừa lòng lại thoái thác.

Chẳng trông chờ gì được ở các con trai, cụ P. đành phải về ở nhờ nhà chị gái. Vậy mà từ ngày đó, không một người con nào đến hỏi thăm mẹ một câu.

Hay gần đây nhất còn có vụ việc hai em anh vì tranh chấp đất mảnh đất cha mẹ để lại mà dùng gạch xây lên chia đôi con ngõ. Hành động này không chỉ gây phản cảm mà còn làm rạn nứt tình anh em. Mặc dù sau đó nhờ có chính quyền địa phương đến tuyên truyền, động viên, bức tường gạch đã bị phá bỏ nhưng có lẽ mối quan hệ giữa anh em trong nhà cũng sẽ không còn vẹn nguyên như trước.

Hãy nhớ rằng thứ sau này theo chúng ta đến cuối đời chẳng phải là tài sản nào mà chính là tình cảm giữa cha mẹ với con cái, giữa anh em với nhau. Vậy thì tranh giành liệu còn có đáng hay không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *