Thấy bà con khó khăn, Ông Trần Công Cảnh bỏ 400 triệu đưa bà con về quê. Được biết, trước đây ông từng làm thiện nguyện rất nhiều lần.
Theo thông tin từ báo Người Lao Động, cách đây không lâu, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ bà con về quê miễn phí bằng máy bay. Được biết, kinh phí này do Chủ tịch Hội đồng hương Quảng Nam, Đà Nẵng tại Bình Phước – ông Trần Công Cảnh (76 tuổi) bỏ ra.
Thôɴg qᴜa hội đồng hương Quảng Nam, ông Cảnh biết được nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, đang mắc̶ kẹᴛ tại TP.HCM nên đã đứng ra giúp đỡ. Ông chia sẻ với báo Người Lao Động: “Thấy tình hình bà con khó khăn, anh em đồng hương chủ động đề xuất cách này cách kia để hỗ trợ. Tôi thấy đối với người lớn tuổi, ᴛhai sảɴ, trẻ em, bệɴh ᴛật mà phải đi ôtô thì tội quá, v̶ất v̶ả quá nên nghĩ ra cách, ráɴg cho họ về bằng máy bay. Vậy nên 2 chuyến bay vừa rồi toàn là những đối tượng ưu tiên như vậy. Với những thanh niên còn khỏe mạnh thì động viên cho các em đi ôtô về.”
Ông cũng từng có tuổi thơ khó khăn, phải xa quê lập nghiệp khi mười mấy tuổi, nên hiểu hơn ai hết sự ᴍệt ᴍỏi của bà con. Người đàn ông này là một doanh nhân thành đạt, lúc rỗi thường tham gia công tác thiện nguyện. Ông từng thổ lộ, ước nguyện lớn nhất là chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ họ đến hết cuộc đời.
Được biết, không chỉ bỏ tiền ra thuê máy bay đưa bà con Quảng Nam về quê, ông Cảnh còn hỗ trợ chi phí, chăm lo cho cuộc sống những người ở lại. Ông cho biết: “Bây giờ tôi đang cùng với hội đồng hương tổ chức hỗ trợ cho đồng hương Quảng Nam ở lại TP.HCM và các tỉnh, thành khác. Nhiều người khó khăn, mất việc 2 tháng nay rồi. Thiếu thốn đủ thứ, tiền nhà trọ, thiếu tiền ăn, tội lắm, bây giờ phải lo cái đó.”
Ông Trần Công Cảnh vốn là một doanh nhân. Từ một công chức nhà nước, nhà giáo Trần Công Cảnh chuyển qua kinh doanh làm ăn kinh tế tư nhân với rất nhiều lĩnh vực như: Mở cửa hàng kinh doanh vàɴg bạc̶ đ̶á q.uý, thành lập Công ty xây dựng Thu Bồn, Công ty CP Tân Minh (Bình Long – Bình Phước) và làm Trang trại Nghĩa Phúc (Bình Phước)…
Hiện, ông là Chủ tịch Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại tỉnh Bình Phước và Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng ở phía Nam.
Vào năm 2013, ông Cảnh và vợ là bà Trần Thị Lan có mặt tại Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại Bình Phước. Tại đây, vợ chồng ông đã chia sẻ câu chuyện “ʙỏ phố lên rừng” khiến nhiều người thán phục.
Từ bỏ nghề kinh doanh vàng đang ngày càng ăn nên làm ra ở khu vực Ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh vào những năm cuối của thập niên 1980, vợ chồng ông hưởng ứng chính sách “ᴛrải chiếu hoa mời gọi đầu tư” của lãnh đạo tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương và Bình Phước) thời đó, để “vượᴛ núi băng rừng” về với xứ “khỉ ho cò gáy” thuộc xã Minh Đức, huyện Hớn Quản để lập trang trại.
Chính từ quyết định mà theo nhiều người nói “không bình thường” và trải qua bao nhiêu thăng trầm, hai vợ chồng ông Trần Công Cảnh đã tạo dựng cơ ngơi đáng mơ ước với nhiều người.
Trong đợt dịch đầu tiên năm 2020, khi Quảng Nam – Đà Nẵng là tâm dịch, ông Cảnh thay mặt Hội đồng hương Quảng Nam ở phía Nam ủng hộ 540 triệu đồng.
Tháng 7/2020, Quảng Nam – Đà Nẵng trở thành trung tâm của đợt bùng phát dịch C̶OVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam. Vợ chồng ông Cảnh đã ủng hộ số tiền 400 triệu đồng chuyển về hỗ trợ quê nhà trong công tác phòng chống dịch.
Trong đợt mưa lũ cuối năm 2020, ông Cảnh và Hội đồng hương Quảng Nam ở phía Nam ủng hộ Quảng Nam 520 triệu đồng và 5 tấn hàng hóa các loại.
Đặc biệt, khi đại dịch C̶OVID-19 bùng phát ở nước ta vào đầu năm nay, ngoài việc đôn đốc các chi hội cấp dưới quan tâm, hỗ trợ cho bà con, đích thân vợ chồng ông bỏ cả trăm triệu đồng mua gạo, các nhu yếu phẩm cần thiết kèm theo tiền mặt đến trao tận tay hỗ trợ cho bà con ở các khu vực Hớn Quản, Chơn Thành, Lộc Ninh…
“Bây giờ tôi đang cùng với hội đồng hương tổ chức hỗ trợ cho đồng hương Quảng Nam ở lại TP HCM và các tỉnh, thành khác. Nhiều người khó khăn, mất việc 2 tháng nay rồi. Thiếu thốn đủ thứ, tiền nhà trọ, thiếu tiền ăn, tội lắm, bây giờ phải lo cái đó” – ông Cảnh bày tỏ.
Không riêng ông Cảnh, trong thời gian qua đã có rất nhiều mạnh thường quân đứng ra giúp đỡ, hỗ trợ bà con hồi hương. Chẳng hạn như chị Đinh Thu Huyền quê Nghệ An, quyết định tặng mỗi gia đình về quê 1 phong bì 500 nghìn đồng. Chị từng chia sẻ trên trang cá nhân vào sáng ngày 30/7:
“Gia đình mình hiện đang ở chốt kiểm dịch cầu Bến Thuỷ 2 để chia sẻ một chút khó khăn với bà con về quê tránh dịch bằng xe máy. Bạn bè trên Facebook biết đoàn xe máy nào về báo họ về cầu Bến Thuỷ 2 giúp mình với nhé”.
Gia đình chị Huyền đã trao quà từ ngày 30/7 đến 31/7. Chị cho biết, để ngăn chặn sự lây lan dịch, gia đình đã nghĩ ra cách bỏ phong bì vào một thùng lớn, mọi người có thể tự lấy nếu thực sự cần thiết. Người phụ nữ này mong rằng, bà con sẽ bớt khổ trong giai đoạn sắp tới.
Hiện tại, tình hình dịch ở TP.HCM đã có dấu hiệu giảm số ca nhiễm. Mong rằng, thời gian tới dịch sẽ được khống chế hoàn toàn để không ai phải khổ.