Nhà vệ sinh trải qua một quá trình sử dụng thường gây ra loại mùi hôi khó chịu, mặc dù bạn thường xuyên cọ rửa sạch sẽ vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn loại mùi hôi này. Hãy cùng tham khảo một số mẹo vặt hữu ích này dưới đây.
1. Khử mùi nhà vệ sinh bằng giấm ăn
Trong giấm ăn có ???????????????? axetic tác dụng kháng khuẩn nhẹ nên có thể khử được rất nhiều mùi hôi khó chịu do vi khuẩn hay nấm mốc tạo ra. Bạn có thể đổ một ít giấm gần góc tường trong phòng vệ sinh để khử mùi hôi. Nhớ đừng đổ gần khu vực làm bằng kim loại nhé, nó sẽ làm đồ vật bị gỉ đấy.
2. Khử mùi hôi bằng muối trắng hoặc baking soda
Cách đơn giản nhất để bạn khử sạch cống đó là hòa một ít baking soda với nước ấm, sau đó đổ từ từ vào thành cống, miệng cống. Một lúc sau các chất thải “biến мấƫ” và mùi hôi cũng sẽ không còn nữa. Bạn nên thực hiện việc này thường xuyên đối với cống thoát nước và bồn cầu, tốt nhất là đều đặn mỗi tuần để khắc phục tình trạng chất bẩn, chất thải tồn đọng gây mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh.
3. Khử mùi hôi bằng tép tỏi
Việc đặt một tép tỏi vào bồn cầu sẽ mang lại hiệu quả không ngờ.
Tỏi không chỉ có tác dụng diệt các loại vi khuẩn như E. coli và Salmonella mà còn diệt nấm. Nấm ở trong bồn cầu cũng có thể bị tỏi tiêu diệt. Do đó, ném một tép tỏi vào bồn cầu là một phương pháp diệt khuẩn có hiệu quả.
Bạn nên làm việc này vào ban đâu, khi nhà vệ sinh không có người sử dụng. Chỉ cần bóc một tép tỏi và bỏ vào bồn cầu. Sáng hôm sau xả nước là các nấm mốc, mùi hôi của bồn cầu sẽ được giải quyết.
Thực hiện cách này 2 lần/tuần, bồn của của nhà bạn sẽ không còn bị mốc nữa.
4. Khử mùi nhà vệ sinh bằng dầu gió
Bạn chỉ cần mở nắp lọ dầu gió đặt trong góc nhà vệ sinh, mùi hôi sẽ “không cánh mà bay”, lại chẳng tốn chi phí nào vì một lọ dầu gió có thể giúp bạn khử mùi nhà vệ sinh 2 đến 3 tháng.
5. Bột giặt
Đổ khoảng 10g bột giặt trong ống thoát nước xuống dưới bể chứa phân, dùng bàn chải cọ quanh vách ống thoát nước rồi đổ nước để dội trôi đi. Mỗi tuần thực hiện hai lần sẽ giúp khử mùi cho phòng vệ sinh.
6. Làm sạch nhà vệ sinh bằng dầu gội đầu
Nhiều người thường lo ngại chất acid hydrocloric có trong các chất tẩy rửa sẽ có ảnh hưởng đến trẻ em, trên thực tế các chất có trong dung dịch cọ rửa nhà vệ sinh hiện nay đều là trung tính. Để giúp trẻ học cách dọn dẹp nhà vệ sinh, dầu gội đầu là một lựa chọn khá hoàn hảo. Khả năng tạo bọt, làm sạch và mùi hương của dầu gội chắc chắn sẽ khiến trẻ thích thú.
7. Phương pháp tẩy rửa bằng co-ca-co-la
Dùng côca côla đổ vào bồn cầu và ngâm khoảng 1 giờ để loại bỏ mùi hôi và các mảng bám của vết bẩn. Sau đó dùng bản chải đáпʜ lại cùng một ít xà phòng, đảm bảo nhà vệ sinh của bạn sẽ sáng bóng và sạch sẽ.
8. Các chất tẩy rửa có bán trên thị trường
Chất tẩy rửa là sản phẩm “cứu cánh” đắc lực cho mọi người khi cọ rửa bồn cầu. Chúng có khả năng rửa trôi các vết ố vàng cũng như các bám dính khó chịu trên bồn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần xả nước, sau đó phun, xịt chất tẩy vào bồn cầu rồi đậy nắp lại để chất tẩy tác động tới vết bẩn và diệt sạch vi khuẩn.
Tuy nhiên, đa số các chất tẩy bồn cầu đều có mùi tương đối nặng nên mọi người cảm thấy khó chịu. Không những vậy, chúng còn chứa các thành phần hóa chất mạnh, thậm chí không an toàn cho sức khỏe người dùng. Khi bạn dùng nước tẩy cọ phần ghế ngồi, các thành phần hóa học sẽ bám vào đó và tác động trực tiếp lên da. Bởi vậy, khi chọn mua nước tẩy vệ sinh bồn cầu, bạn cần đọc kỹ nhãn mác, thành phần sản phẩm. Bạn nên chọn loại có thành phần phân hủy sinh học. Ngoài việc dùng các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường, chúng ta có thể chế ra nước rửa từ các nguyên liệu tự nhiên như chanh, giấm, baking soda…
Trên đây chỉ là một vài mẹo nhỏ giúp việc dọn dẹp bồn cầu trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là cho dù bạn áp dụng theo phương thức nào thì vẫn cần phải nhớ dọn dẹp thường xuyên, ít nhất 1 lần/tuần, khi ấy bồn cầu sẽ luôn sạch sẽ và hạn chế sinh ra vi khuẩn gây bệnh.
Nguồn: Tổng hợp