Tôi về nhà chồng đến nay là 7 năm. Ngay từ ngày đầu về nhà anh, tôi đã luôn coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình, coi nhà chồng như nhà mình. Chính bởi thế, tôi đối đãi với mọi người nhà chồng hệt như khi ở nhà mẹ đẻ.
Bố chồng tôi đã mất sớm. Nhà chỉ có mẹ chồng, vợ chồng tôi và 2 em chồng đang tuổi ăn học. Để tập trung lo kinh tế nuôi 2 em ăn học, vợ chồng tôi phải kế hoạch 4 năm mới dám sinh con. Tôi cũng chưa bao giờ ân hận về quyết định này của mình. Bởi mẹ chồng tôi chỉ ở nhà, không có kinh tế nuôi 2 em. Tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào vợ chồng con trưởng. Vì thế, chúng tôi phải thay bà lo liệu cho 2 em là điều đương nhiên.
Khi em thứ 3 của chồng vào đại học, chúng tôi mới bắt đầu sinh con. Cũng trong thời gian tôi ở cữ thì mẹ chồng bị tai nạn xe gẫy 2 chân. Bà nằm liệt mất cả năm trời mới dần bình phục. Chính tôi cũng là người tự nguyện vừa ở nhà chăm con, vừa chăm sóc mẹ chồng.
Hàng xóm, bạn bè rồi họ hàng nhà chồng ai cũng khen tôi là nàng dâu hiếu thảo khi hết lòng với mẹ chồng, em chồng. Tôi rất vui vì điều ấy. Bởi có thể tôi chẳng có nhiều tiền, nhưng cố gắng chăm lo được cho nhà chồng, tôi đã hết lòng hết dạ.
Bẵng đi 1 năm trở lại đây thì biến cố tự nhiên ập đến với tôi. Đó là một ngày tôi đi làm về thì không may bị 1 gã say rượu đâm vào. Cú va chạm đó đã khiến tôi phải cắt bỏ đi 1 chân. Chính giai đoạn này tôi nhận ra bộ mặt thật của những người nhà chồng.
Con dâu và chị dâu bị tai nạn mất đi 1 chân như vậy, nhưng chồng và mẹ chồng cũng như các em chồng chẳng ai thèm ngó ngàng chăm nom đến tôi. Họ cũng chẳng để tâm đến cảm nhận của tôi và thậm chí 1 câu an ủi cũng không có. Mọi việc trong nhà, tôi vẫn phải làm từ A-Z vì họ coi đó là bổn phận, trách nhiệm của 1 đứa đi làm dâu như tôi.
Chưa kể, chồng tôi thấy vợ tật nguyền như vậy thì bắt đầu chán vợ và ngoại tình. Anh cặp kè với 1 cô gái chỉ đáng tuổi em gái anh. Khi tôi phát hiện ra thì anh bảo: “Một là chấp nhận, 2 là ly hôn”. Đau đớn hơn, mẹ chồng và em anh cũng hùa vào bảo: “Tật nguyền 1 chân như vậy còn giữ chồng làm gì. Chồng ngoại tình tỏ thái độ như thế nó lại bỏ cho thì khổ”.
Khi tôi hỏi anh tại sao những năm qua tôi đối xử với chồng và nhà chồng tốt như vậy, giờ anh lại chỉ mang dặt trái đắng đến với tôi thì anh cũng thản nhiên nói: “Mọi thứ đều do cô tự nguyện làm. Cô là con dâu, hết lòng đối với tôi là điều đương nhiên”.
Nghe câu nói lạnh lùng của chồng tôi bừng tỉnh. Đúng là “Một chén gạo dưỡng ơn, một đấu gạo nuôi thù” – người xưa nói quả không có sai. Thế nên tôi nghiệm ra, ở đời nói chung và sống ở nhà chồng nói riêng đừng quá tốt, quá hết lòng với người nhà họ. Bởi đối với họ, đó là điều đương nhiên.
Song thực tế, không có cái lạnh nào bằng cái lạnh lòng người. Có khi bạn sẽ chỉ gặp toàn người không biết trân trọng bạn. Khi bạn vừa gặp chút khó khăn là họ sẽ buông tay ngay và giở mặt ngay lập tức. Họ sẽ chỉ biết nhận mà không bao giờ cho đi. Vì không trân trọng yêu mến bạn nên dù có làm gì cũng bằng không. Nói chung họ chẳng đáng để bạn dốc lòng đâu.
Hiện, tôi đã ly hôn với chồng sau gần chục năm gắn bó và hết lòng vì nhà anh. Nhưng cái tôi nhận được chỉ là đắng cay bẽ bàng. Dù đau đớn nhưng những ngày này tôi nghiệm ra nhiều điều. Nhất là bài học về lòng tốt. Đàn bà quả thực sống tốt vừa thôi, tốt quá tổ thiệt thân. Ngược lại hãy sự sự tốt bụng ấy cho những người chân thành, trọng tình trọng nghĩa.
Tuyệt đối đừng chiều hư những người vô tâm và phung phí nó cho những người không hiểu thế nào là biết ơn, là yêu thương. Vì càng tốt bụng, người khác càng không coi bạn ra gì cả. Càng hiểu chuyện, càng chẳng có ai thương đâu. Tóm lại, sống tốt mà không có “chọn lọc”, sẽ chỉ làm tổn thương chính mình thôi phụ nữ ạ.