Con trai luôn nói có ai đó ở ngoài cửa sổ, mẹ đưa đi kiểm tra thì bàɴg ʜoàɴg với kết quả nhận được

Con trai liên tục nói có ai đó bên ngoài cửa sổ và vô cùng ѕợ ʜãі, lúc này chị Thúy Hoa và chồng mới nhận thấy những điểm bất thường. Vợ chồng cô vội đưa bé đến bác sĩ kiểm tra. Kết quả khiến cô và chồng không khỏi bàɴg ʜoàɴg.

Chị Thúy Hoa là một bà mẹ bình thường ở Trung Quốc. Cô và chồng đã có một cậu con trai đầu lòng năm nay lên 5 tuổi. Con trai cô rất ngoan ngoãn và sáng dạ, học gì cũng nhanh nhớ khiến vợ chồng cô rất tự hào.

Vừa qua cô đã sinh tiếp đứa con thứ 2, vẫn là một cậu bé rất đáng yêu. Tuy nhiên sau khi sinh con thứ 2, vợ chồng cô không còn nhiều thời gian dành cho cậu con lớn nữa. Vì thế cậu bé thường phải xem tivi và đọc sách một mình. Thấy con ngoan ngoãn, hiểu chuyện, ra dáng làm anh, Thúy Hoa và chồng vui mừng lắm.

Nhưng dạo gần đây cậu bé bỗng thường xuyên nói với bố mẹ rằng luôn nhìn thấy ai đó ngoài cửa sổ. Vợ chồng cô kiểm tra thì rõ ràng chẳng thấy ai cả. Lại nghĩ có thể trẻ nhỏ hay sợ những kẻ вắᴛ cόc trẻ con nên tưởng tượng ra vậy. Qua nhiều lần như thế, cô và chồng có chút không hài lòng, đã quay ra mắng con nói linh tinh.

Không ngờ cậu bé càng ngày càng trở nên nhút nhát và ѕợ ʜãі tất cả mọi thứ. Thậm chí bé còn không muốn đến trường mẫu giáo nữa. Lúc này Thúy Hoa và chồng mới nhận thấy những điểm bất thường ở con trai. Vợ chồng cô vội đưa bé đến bác sĩ tâm lý kiểm tra. Kết quả khiến cô và chồng không khỏi bàɴg ʜoàɴg.

Hai người không bao giờ có thể ngờ nổi con trai mình lại mắc chứng ảo giác. Nguyên nhân đến từ việc cậu bé thường xuyên phải chịu đựng cảm giác bất an, lo lắng và những áp lực tâm lý. Mà nguồn cơn của mọi chuyện chính là sự bỏ bê của vợ chồng cô đối với con!

Thì ra sau khi sinh con thứ 2, vợ chồng Thúy Hoa vừa bận rộn công việc vừa chăm sóc con mới sinh nên gần như quên bẵng đứa con lớn. Nếu như trước đây chồng cô sẽ chơi với con sau giờ làm và cô kể chuyện cho con nghe rồi ôm con ngủ. Thì giờ đây cậu bé phải tự chơi sau đó tự ngủ vì bố mẹ bận chăm sóc em bé. Bé không còn cảm nhận được tình yêu, sự quan tâm của cha mẹ nữa. Cảm giác cô đơn, lạc lõng và thua kém, ᴛʜấᴛ вạі dần nảy sinh trong lòng bé. Lâu dần trở thành một chứng bệnh tâm lý.

Thực tế, việc đứa con lớn bị xao nhãng khi gia đình có thêm em bé là chuyện không hiếm xảy ra. Và hệ quả của nó, nhẹ thì gây nên mâu thuẫn giữa 2 đứa trẻ, nặng thì có thể như trường hợp cậu bé trong câu chuyện phía trên.

Qua đây, các bậc cha mẹ trước khi sinh con thứ 2 cần phải lưu ý sắp xếp, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về kinh tế, thời gian và sức khỏe để chăm sóc 2 đứa trẻ cùng lúc. Từ đó vô tình lơ đễnh đối với đứa con lớn để rồi gây ra hậu quả đáng tiếc.

Những việc mẹ cần làm để chuẩn bị tâm lý có em cho bé lớn.

– Lựa chọn thời điểm để nói chuyện với bé lớn về việc mẹ đang mang ᴛʜаі – tức là có thêm em bé, nhưng không nên nói quá sớm. Lí do là trẻ còn chưa thực sự hiểu khái niệm về thời gian, vì vậy hãy đợi cho đến khi bụng mẹ thực sự to, dễ nhìn thấy thì hãy giải thích một cách dễ hiểu nhất cho bé về việc mẹ sắp sinh thêm em. Hãy dùng khái niệm đơn giản và trẻ dễ hiểu như đến gần Tết mẹ sẽ sinh em, thay vì nói tháng 1 hay tháng 2.

– Cho trẻ tiếp xúc với những em bé sơ sinh khác, lập cho trẻ thời gian biểu cố định để đến thăm hoặc cùng chơi với em bé của bạn mẹ hoặc người thân trong gia đình. Đây sẽ là dịp để trẻ làm quen với sự có mặt của em, học cách chia sẻ đồ chơi và chờ đến lượt.

– Đọc sách, cho trẻ xem những hình ảnh về em bé sơ sinh, đồ dùng mà em bé sẽ cần. Sự tiếp xúc sớm này cũng giúp mẹ nhàn hơn sau này khi sinh xong, rất có thể con lớn sẽ là trợ thủ đắc lực cho mẹ trong việc trông nom và chăm sóc em nhỏ.

– Cho trẻ xem ảnh, video khi trẻ còn nhỏ, đưa ra các câu hỏi gợi ý chẳng hạn như: Sau này em con sẽ như thế nào nhỉ? – và giải thích việc làm sắp tới cho trẻ hiểu: Em bé sẽ khóc nhiều, và mẹ sẽ phải bế em, giống như mẹ đã bế con như hồi con còn bé xíu.

– Mẹ nên nhớ ngoài việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi sắp có thêm em, thì việc luôn củng cố tình yêu và niềm tin vào trẻ, rằng tình yêu bố mẹ dành cho con vẫn không thay đổi cũng rất quan trọng. Điều này giúp bé thêm vững tin và hạn chế sự ghen tị với em nhỏ sau này.

– Cho bé được sờ bụng mẹ, cảm nhận những cú đạp, gồng mình của em bé trong bụng. Khuyến khích và tạo cơ hội cho bé đọc sách, hát, nói chuyện với em bé ngay cả trước khi em chào đời.

– Đưa trẻ cùng đi mua sắm, chọn đồ cho em bé. Trẻ sẽ cảm thấy mình đang ở vị trí làm anh, làm chị và sẽ có trách nhiệm hơn em bé.

– Nhờ trẻ giúp trang trí phòng cho em bé sắp ra đời, trẻ cũng có thể giúp mẹ sắp xếp đồ dùng như bồn tắm cho em, đồ chơi mà em có thể dùng được.

Nguồn: afamily.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *