Người mẹ trung niên trầm cảm nặng vì 3 con không chịu kết hôn

Người phụ nữ trung niên trầm cảm nặng tới nỗi muốn kết liễu để giải thoát bản thân vì cả 3 người con đều đã “quá tuổi” mà không ai chịu lập gia đình.

Theo báo Dân trí đưa tin, bà N.T.L (60 tuổi), sống ở Hà Nội có dấu hiệu của bệnh trầm cảm và được các con đưa đi thăm khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Ở bà có những triệu chứng điển hình như ủ rũ, chán nản, bi quan, không muốn gặp gỡ hay giao tiếp với bất cứ ai, nguy hiểm hơn cả là có ý định tự sát.

Gia đình bà N.T.L cho biết, trước đây bà hay thúc giục các con về chuyện xây dựng gia đình. Nhưng 2 năm đổ lại đây, bà bắt đầu mất ngủ nhiều ngày liên tiếp, chán ăn, mệt mỏi.

Nhiều lần có ý định tìm tới cái ch ết để giải thoát. Nguyên nhân ban đầu khiến bà chán chường tới độ sinh bệnh là do ba người con đều đã quá tuổi mà vẫn chưa ai chịu lập gia đình.

Được biết, bà N.T.L có 3 người con, 2 gái, 1 trai. Tất cả đều đã “đầu ba”, người trẻ nhất sinh năm 1990, còn con cả trong nhà sinh năm 1985 nhưng vẫn “giường đơn, gối chiếc”.

Bác sĩ Phạm Bích Hạnh, Khoa 3, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, sau khi thăm khám cho bà N.T.L đã đưa ra kết luận bệnh nhân mắc trầm cảm nặng, cần nhập viện điều trị ngay lập tức.

Trong quá trình khai thác tâm lý bệnh nhân, bà L. chia sẻ: “Tôi không biết mình có tội gì. Hay do tôi đã làm điều gì sai trái nên bị trừng phạt? Tại sao mọi người đều có con cháu đề huề rồi, tôi ở tuổi này vẫn không được hưởng hạnh phúc ấy?”!

Có thể thấy rằng bà L. là một trong những trường hợp điển hình về bệnh trầm cảm xuất phát từ những vấn đề tưởng chừng giản đơn trong đời sống. Trong thời gian điều trị, bác sĩ đã cho bà L. uống thuốc chống trầm cảm và giúp bà giải tỏa tâm lý.

Chỉ 1 tháng sau đó, bệnh nhân dần lấy lại tinh thần vui vẻ vốn có nên được bác sĩ đồng ý cho xuất viện. Dù vậy, bác sĩ Phạm Bích Hạnh – người trực tiếp điều trị cho bà L. cảnh báo rằng tình trạng trầm cảm rất dễ tái phát nếu bệnh nhân không uống thuốc đều đặn.

“Việc chấp hành sử dụng thuốc đối với bệnh trầm cảm là rất quan trọng. Vì là thuốc điều trị triệu chứng tương tự như thuốc cao huyết áp, tiểu đường, nên chỉ khi duy trì thuốc thì tinh thần của bệnh nhân mới ở trạng thái ổn định. Hiện tại, bà L. vẫn tiếp tục được theo dõi và điều trị ngoại trú”, BS Hạnh chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên tối ưu nhất chính là giải tỏa được căn nguyên tâm lý bằng cách con cái bà lập gia đình.

Bà N.T.L không phải trường hợp mắc chứng trầm cảm đầu tiên mà khoa 3 – Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tiếp nhận phát bệnh vì các vấn đề trong gia đình. Điển hình như trường hợp trẻ bị trầm cảm vì bố mẹ thường xuyên xung đột, lớn tiếng với nhau hay cô gái trẻ từ quê lên làm dâu thành phố, nhà chồng gây áp lực đến nỗi sinh trầm cảm.

Những điều cần biết về bệnh trầm cảm

Theo thông tin từ Vietnamnet, bệnh trầm cảm là một trong những hội chứng rối loạn tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo con số thống kê sau nhiều nghiên cứu trên thế giới, khoảng 20% dân số mắc trầm cảm dưới các dạng khác nhau. Trong đó, chỉ có 5% bệnh nhân bộc lộ triệu chứng rõ rệt, tức thuộc nhóm trầm cảm điển hình, 15% còn lại thuộc nhóm không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Bệnh trầm cảm bộc phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể bộc phát do yếu tố nội sinh hoặc vì người bệnh quá căng thẳng trong cuộc sống, học tập, trong quan hệ gia đình, xã hội,… mà dẫn đến sang chấn tâm lý.

Thông thường, người mắc trầm cảm nội sinh thường khó điều trị dứt điểm hơn, còn các trường hợp các định được nguyên căn có cơ hội khỏi bệnh hoàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng. Giai đoạn vàng để chữa lành bệnh là trong vòng 6 tháng đầu. Ngược lại, nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến trầm cảm mãn tính.

“Với những bà mẹ bình thường, họ sẽ chỉ có cảm giác buồn bực khi nhắc đến vấn đề con đã lớn mà chưa kết hôn. Ngược lại, vì mắc trầm cảm, nên bà L. luôn trong tình trạng buồn, chán nản, lo âu, dù không đề cập đến vấn đề của con” – BS Hạnh phân tích thêm.

Dưới đây là 10 triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm cần biết để phát hiện bệnh kịp thời:

_Buồn rầu, chán nản, bi quan kéo dài trên 2 tuần.

_Giảm hoặc mất hẳn hứng thú với các sở thích trước đây.

_Cơ thể mệt mỏi bất thường, nhất là vào buổi sáng.

_Giảm tự tin.

_Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan.

_Rối loạn ý định và hình thành t ự s át.

_Rối loạn giấc ngủ.

_Ăn uống kém.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *