Xót xa trước bữa cơm 5 nghìn đồng của đôi vợ chồng “ông điếc chăm bà mù” giữa Hà Nội phồn hoa

Thoạt nghe, nhiều người sẽ nghĩ bữa cơm 5 nghìn đồng ở Hà Nội là chuyện kʜôпg ᴛưởпg. Nhưng với đôi vợ chồng già “nghèo bền vững” ấy, 5 nghìn đồng một bữa ăn vẫn kʜiếп họ cảm thấy no đủ, dù là cơm đậu và rau nhưng cũng rất quý giá

Đối với chúng ta thì 5 nghìn đồng với một bữa cơm là câu chuyện tưởng chừng như không có nhưng nó lại là câu chuyện của cặp vợ chồng già ở Hà Nội, đối với cặp vợ chồng nghèo bền vững ấy thì 5 nghìn đồng một bữa ăn cũng kʜiếп cʜo họ cảm thấy no đủ rồi, ở độ tuổi xế chiều này thì họ chỉ còn biết nương tựa nhau mà sống…

Sau khi câu chuyện này được đăng tải thì chúng tôi đã đến thôn Đồng Lư xã Đồng Quang (Quốc Oai, Hà Nội), chúng tôi được người dân gần đó tỉ tê: “ở trong thôn này có ông bà Quý – Chén và ông bà Đầm – Tài là khổ lắm cô ạ, giờ thì ông bà Quý – Chén мấᴛ rồi, còn mỗi ông bà Đầm – Tài vẫn rau cháo nuôi nhau qua ngày thôi. Có thi thoảng thì ông Tài lại lếch thếch đi bộ ra chợ mua thức ăn thì dân ở đây ai cũng thấy mà thương.

Vợ chồng ông Tài, bà Đầm bên mâm cơm đạm bạc. Ảnh C.N

Sau đó chúng tôi đi theo sự chỉ dẫn của người bản địa để lên ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Tài (78 tuổi) và bà Nguyễn Thị Đầm (79 tuổi). Khi gần đến nơi thì chúng tôi lại hỏi thăm nhà của ông bà thì 1 anh trong xóm mới thốt lên rằng: “Ôi ông bà ấy là hộ nghèo bền vững đấy, ngôi nhà cấp 4 phía trong kia kìa, lúc nào cũng lủi thủi”.

Sau khi đến nơi thì được biết nhà ông Tài nằm ngay cạnh nhà của con trai út dưới tán cây mít to, trong không gian tĩnh lặng.

Cuối ngõ đi vào chỉ là một con đường nhỏ đầy ẩm ướt, ngày mưa nhớp nháp khó đi, không cẩn thận rất dễ bị trượt ngã.

Sau đó nhìn vào căn nhà trước mặt là hình ảnh của một bà cụ đang lom khom cầm cái chổi cùn cố quét lá ở khắp sân, cũng không bận tâm lắm đến những người xung quanh. “Bà Đầm mắt mờ, nhìn không rõ đâu, tai lại điếc phải ghé SӓƬ, nói to may ra bà ấy mới nghe được, cho nên người lạ vào bà cũng không thấy”, anh hàng xóm giải thích.

Thấy bà đang bận làm nên chúng tôi quyết định đứng lại xem bà có phản ứng gì không mà ai ngờ, giống như những gì người hàng xóm vừa nói, bà không để ý đến ai, một tay khua chổi, một tay sờ dưới sân rồi mò mẫm từng bước đi ra sau nhà.

Từ trong nhà, ông Tài bước ra khi thấy người lạ vào, ông nhanh chóng mời mọi người vào uống nước: “Bà nhà tôi mắt kém, nặng tai không biết ai vào ai ra, cô đừng để tâm”.

Nói xong, ông Tài rót nước mời khách, nhìn xa xăm rồi tỉ tê chuyện đời. “Khi con cái lớn lập gia đình, tôi với bà nhà sống với nhau như thế này đã được 25 năm rồi. May được Nhà nước dựng cho cái nhà nên còn có chỗ chui ra chui vào” – ông Tài nói.

Ông Tài và bà Đầm lấy nhau và có được 4 người con, 2 trai 2 gái. Ông bà đông con nhưng cô con gái đầu bỏ đi mấy chục năm nay biệt vô âm tín, cô con gái thứ 2 lấy chồng xa thi thoảng mới về thăm bố mẹ, cậu con trai thứ 3 sống sáᴛ vách, còn cậu út thì мmất từ lúc nhỏ.

“Dù ở ngay cạnh nhưng nó cũng chả bao giờ hỏi han bố mẹ. Tết nhất cũng chả đem cho cái gì, mặc tôi và bà nhà sống như thế nào cũng được”, ông Tài vừa nhìn lên trần nhà vừa rơm rớm nước mắt chia sẻ về cậu con trai thứ 3.

Trước đây, 2 ông bà còn sức khỏe nên vẫn đi mò cua, bắt ốc bán кіếм tiền qua ngày. Nay tuổi cao sức yếu, ông bà không làm được gì ra tiền nữa nên chỉ quanh quẩn ở nhà với đồng trợ cấp ít ỏi 700 nghìn đồng/tháng nuôi nhau sống qua ngày.

Ông Tài bị điếc phải ghé SӓƬ tai nói to mới nghe được, thế mà ông vẫn “khoẻ” hơn vợ nhiều lắm bởi bà Đầm mắt mờ, chân run, tai cũng không nghe rõ.

“Hàng ngày tôi vẫn đi bộ xuống chợ mua thức ăn, may giờ ᴛʜịᴛ lợn rẻ mua khoảng 20 nghìn được 3 lạng cả nạc lẫn mỡ về kho mặn, ăn kèm rau tôi và bà nhà cũng ăn được 2 ngày đấy.

Bữa sáng chúng tôi thường nhịn để dành cho bữa trưa và chiều tối, làm vậy đỡ tốn kém cô à!”, nhấp ngụm nước, ông Tài kể lại.

Theo như những gì ông Tài kể thì mỗi bữa ăn của 2 vợ chồng ông bà chỉ мấᴛ khoảng 5 nghìn đồng.

Thi thoảng xuống chợ, mọi người thương tình lại cho mớ rau. Trong khi đó, một người bình thường dù tiết kiệm đến mấy, ăn sáng một gói xôi ít nhất cũng мấƬ 5-7 nghìn/gói, người nào ăn sang hơn thì chi 25 – 30 nghìn đồng/bữa sáng.

Ấy vậy mà ở quanh ta vẫn có những chuyện khó tin nhưng có thật, ngay giữa lòng Hà Nội này vẫn có một cặp vợ chồng già phải tằn tiện, chắt вόр chi tiêu cho bữa ăn chỉ với 5 nghìn đồng nhưng vẫn thấy no đủ.

Vào nhà ngôi 1 lúc lâu chúng tôi cũng để ý xung quanh và cũng chẳng thấy gì đáng giá ngoài chiếc ti vi cũ được đứa cháu cho, 2 chiếc giường, một bộ bàn ghế nhựa và bộ ấm chén đã ngả màu.

Quanh nhà đầy những thùng to, thùng nhỏ được che đậy kỹ càng, hỏi ra mới biết đó là nước mưa ông bà dùng để ăn và sinh hoạt hàng ngày. Còn cái chum bên cạnh đựng mấy cân gạo, nhưng không biết từ bao giờ đã lúc nhúc mọt “sống nhờ” trong đấy.

Chỉ tay vào những chậu nước, ông Tài cười nói: “Tranh thủ những hôm mưa tôi mang xô, chậu ra hứng nước để sử dụng, già cả rồi đi xách nước ở xa sao được, nhà lại không có giếng nên chỉ còn cách làm vậy thôi”.

Ngồi nói chuyện nhưng không thấy bà Đầm đâu, chúng tôi vòng ra sau nhà mới biết bà đang mò mẫm nhổ cỏ xung quanh.

Chúng tôi ghé SӓƬ tai, hỏi to, bà nghe câu được câu không rồi ậm ừ nói: “Tôi giờ mắt kém nên không đỡ đươc ông nhà cái gì, chỉ có nằm rồi lại ngồi, chán quá thì mò mẫm ra sau nhà nhổ cái cỏ cho đỡ buồn”.

Rồi một lúc bà Đầm lại thở dài: “Giờ sống được nhờ hỗ trợ của Nhà nước nhưng tôi lo khi Không qua khỏi đi không biết lấy tiền đâu mà thiêu. Trong làng giờ có tục lệ, cứ hễ ai Không qua khỏi là phải đem đi thiêu, lo lắm cô à. Số khổ từ nhỏ lúc về già cũng không sướng được, đến cái chổi còn chả có mà quét nữa là…”. Bà Đầm bỏ dở câu nói rồi lại cắm cúi nhổ cỏ.

Cứ thế cho đến nay cũng bao năm rồi, bữa nào cũng như nhau hết, ông Tài là người lọ mọ cắm cơm, thái rau, nhóm bếp, làm đủ mọi việc để chăm bà.

Căn bếp nhỏ chất đầy củi, vẻn vẹn một chỗ ngồi để đun nấu, bên ngoài không có cửa, ông Tài phải lấy nứa để che chắn cho khỏi mưa ướt.

Cạnh căn bếp, trên bậc thềm nhà là cái chạn đã cũ kỹ, rách bươm không biết sẽ đổ sập lúc nào, lỏng chỏng vài ba cái bát và mấy đôi đũa.

Nhìn quanh không thấy có gia vị, chúng tôi hỏi ra mới biết, ông bà chỉ có mỗi chai nước mắm, không có mì chính hay dầu ăn. Cái liễn dùng để đựng mỡ sạch bong kin kít vẫn nằm im trong chạn bát.

Cứ mỗi khi nấu cơm xong thì ông tài lại dọn ra giữa nhà, rồi sau đó chạy tới gọi bà Đầm xuống ăn cơm.

Trong mâm cơm chiều, bữa ăn 5 nghìn đồng của hai ông bà chỉ có một bát con đựng rau, vài ba miếng ᴛʜịᴛ cùng mấy miếng đậu cháy sém đen sì do không có mỡ.

Nhìn những hình ảnh của 2 ông bà đang quây quần bên nhau ăn cơm, ông nhoẻn miệng cười gắp đồ ăn cho bà, có mấy miếng ᴛʜịᴛ ông cũng để dành cho bà còn ông chỉ ăn rau và đậu kʜiếп chúng tôi không khỏi động lòng.

Ông luôn dành đồ ngon cho bà, phần mình chỉ chọn đậu phụ đã bị cháy sém. Ảnh C.N

“Hôm nay con gái xuống thăm cho được mấy túi rau và ít ᴛʜịᴛ nên mới có ᴛʜịᴛ nạc ngon như này, chứ bình thường tôi chỉ dám mua nửa nạc nửa mỡ ăn cho rẻ thôi”, ông Tài móm mém cười nói.

Ông Tài ân cần gắp thức ăn, chăm sóc đến vợ từng chút một. Ảnh C.N

Cô con dâu khi nói về bố mẹ chồng của mình lại trái ngược hoàn toàn với những gì mà ông Tài đã từng chia sẻ, cô con dâu thứ của ông khẳng định do ông bà khó tính không ở được với con cháu nên mới ra ở riêng. Còn về hoàn cảnh, chị này cho biết con cái kinh tế ai cũng khó khăn nên không giúp đỡ được nhiều.

Còn theo lời của cán bộ thôn, hoàn cảnh của ông bà Đầm – Tài đúng là khó khăn, nhưng ông bà vẫn có trợ cấp hàng tháng. Vị cán bộ thôn cũng nhấn mạnh: Con cái ông bà, ai kinh tế cũng eo hẹp chứ không phải không quan tâm đến bố mẹ.

Theo Doisongvietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *