Từ Lai Châu, Chẻo A Trường về Hà Nội làm phụ hồ nuôi em gái nhỏ. Cú ngã giàn giáo khiến em gặp đa chấɴ thươɴg ɴghiêm trọɴg. Không biết bấu víu vào đâu, chàng trai 16 tuổi khẩn cầu sự giúp đỡ.
Câu chuyện về số phận nghiệt ɴgã của chàng trai 16 tuổi người dân tộc Dao, Chẻo A Trường (quê ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), khiến các y, bác sĩ của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) – những người đang tìm mọi cách cứu chữa cho em sau cú ɴgã giàn giáo oan nghiệt, không khỏi cảm xúc xót thương.
Bác sĩ Bùi Hải Nam, khoa Pʜẫu tʜuật Cột sống cho biết: Bệnh nhân Trường bị ngã giàn giáo dẫn đến chấɴ thươɴg bụng kín, chấɴ thươɴg cột sống, chấɴ thươɴg bàn chân trái, trong đó chấɴ thươɴg cột sống là ɴghiêm trọɴg nhất. Phần chấɴ thươɴg bụng kín đang được theo dõi, chấɴ thươɴg bàn chân đã được bó bột trước đó. Sau ca pʜẫu tʜuật cột sống khẩn cấp, bệnh nhân phải được theo dõi và tập phục hồi chức năng tại giường bệnh khoảng 1 tháng.
“Tất cả chúng tôi vô cùng thương cảm khi biết hoàn cảnh hết sức éo le của bệnh nhân. Trường đang ở độ tuổi ăn học đã phải đi làm kiếm sống và nuôi em, nay gặp phải đa cʜấn tʜương nghiêm trọng như thế này, sẽ để lại ảnh hưởng nặng nề đến tương lai”, bác sĩ Nam nói.
Trên giường bệnh của khoa Pʜẫu tʜuật Cột sống, chàng trai trẻ dân tộc Dao nằm bất động. Cơ thể em tiều tụy, xơ xác và ánh mắt buồn rượi. Thấy có người đến thăm, Trường cố gắng xoay người nhưng không thể, những giọt mồ hôi tứa ra đầm đìa trên trán chàng trai tội nghiệp.
Giọng buồn bã, Trường cho biết em nằm bất động như này đã hơn nửa tháng nay sau vụ ᴛai nạɴ kiɴh hoàɴg ngày 16/10. “Cháu ngã từ tầng 4 xuống đất lúc đang xách vữa, may mà ɴgã vào đống cát nên giữ được tíɴh mạɴg. Nhưng bác sĩ bảo, sau khi pʜẫu tʜuật cháu phải điều trị dài ngày và tốn nhiều tiền nữa mới mong đi lại được. Hoàn cảnh cháu thế này thì lấy tiền ở đâu để chạy chữa. Các bác, các cô chú ơi cứu cháu với!… “, sau lời khẩn cầu là những giọt nước mắt chảy dài trên má chàng trai trẻ.
Người duy nhất theo Trường khắp các bệnh viện từ lúc em gặp nạn, là người dì ruột Chẻo Mý Lan (18 tuổi). Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng Lan lại được “tín nhiệm” đi chăm cháu. Bởi, trong họ Lan là người duy nhất học đến lớp 9 và nói được tiếng Kinh.
Lan cho biết, xe đưa Trường từ Lai Châu về Hà Nội cũng là của những nhà hảo tâm tài trợ. Trong người cô gái 18 tuổi này chẳng có lấy một xu dính túi, những ngày ở bệnh viện em chỉ dám ăn 1 bữa cầm hơi… “Nhà em ở bản nghèo lắm. Tiền chạy chữa cho nó chỉ còn biết trông vào những người tốt bụng thôi…”, Lan nói.
Lan kể, bố mẹ Trường ly dị đã lâu, Trường và em gái Chẻo Mý Lai (11 tuổi) ở cùng mẹ. Cũng bởi cuộc sống quá khó khăn và nhận thức hạn chế, mà 2 năm trước mẹ Trường vướng vòng lao lý, do đã tham gia buôn bán trái phép chất ᴍa ᴛúy. Trước đó người bố của Trường cũng phải ngồi ᴛù vì sử dụng và buôn bán trái phép ᴍa ᴛúy.
Bố mẹ vào ᴛù, ở tuổi 14 Trường phải làm đủ mọi công việc từ lên rừng lấy củi, cho đến xách vữa thuê…, để kiếm sống và nuôi em gái. Đầu tháng 5 năm nay, Trường gửi em gái cho bà ngoại rồi theo nhóm thợ xây trong bản xuống Hà Nội làm phụ hồ. Vừa làm được ít hôm thì dịch Covid-19 bùng phát khiến em và nhóm thợ mắc kẹt lại Hà Nội. Đᴀu đớn thay, khi vừa đi làm lại được ít hôm thì Trường gặp ɴạn.
Sau cú ɴgã giàn giáo, Trường được chủ thầu đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện E (Hà Nội). Sau 1 tuần nằm viện, vì không có kinh phí chữa trị, Trường được đưa về bệnh viện tỉnh Lai Châu. Trước những chấn thương nghiêm trọng của em, Bệnh viện tỉnh Lai Châu lại chuyển Trường về Bệnh viện Việt Đức.
Chị Nguyễn Thị Trang, cán bộ phòng CTXH cho biết: Trường không có Bảo hiểm y tế nên kinh phí của em rất tốn kém, nếu tiến triển tốt cũng sẽ lên tới cả trăm triệu đồɴg chưa kể chi phí bỉm, sữa, dinh dưỡng đi kèm, nếu diễn biến xấu thì khó có thể ước tính được chi phí điều trị. Điều này thực sự rất nan giải vì đến tiền ăn, gia đình em cũng không lo nổi.
“Chúng tôi tha thiết mong bạn đọc Dân trí và các nhà hảo tâm giúp đỡ Trường, giúp em có cơ hội được sống thêm một lần nữa. Xin hãy giúp Trường, cuộc đời em đã quá bất hạnh rồi”, chị Trang nói.