Nắm chặt đôi bàn tay của mẹ, Chính lại len lén nhìn lên ban thờ, nơi có di ảnh của bố, miệng cầu xin: “Bố phù hộ cho mẹ tᴀi quᴀ ɴạn khỏi. Bố đi rồi, con chỉ còn mẹ làm chỗ dựa trên đời mà thôi”.
Mẹ bệnh nặng không có tiền đi viện
Nhận lá đơn cầu cứu được viết nắn nót của cậu học trò Hà Trọng Chính (học sinh lớp 9, Trường THCS Quảng Minh), chúng tôi lên đường ngay trong thời tiết mưa, lạnh. Căn nhà nhỏ của hai mẹ con em nằm khuất sâu trong một con ngõ nhỏ ở thôn 4, xã Quảng Minh (thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa).
Căn nhà xơ xác có phần lạnh lẽo, những cánh cửa mục nát hở trước, hở sau đến tội nghiệp. Gian nhà chật hẹp, không một vật dụng gì giá trị, chỉ duy có chiếc giường và bàn thờ của chồng lạnh lẽo nằm trong góc tối.
Gió mùa về, căn bệnh pʜối tắc nghẽn mãn tính khiến chị Lê Thị Chung (mẹ của Chính) có lúc lịm đi, những cơn kʜó tʜở liên tục kéo đến nhưng chị không dám đi bệnh viện vì trong nhà chẳng còn gì để bán.
Khuôn mặt hốc hác, gầy rộc, nhiều chiếc răng đã bị rụng đến khắc khổ khiến tôi không dám tin trước mặt tôi lại là người đàn bà mới ngoài 40 tuổi. Chị ngồi thất thần bên bậu cửa, buồn rười rượi, nước mắt ngắn dài khi ai đó nói về gia cảnh.
Đã 5 năm nay, các bệnh tiểu đường, pʜổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh ᴛim ʜành ʜạ khiến chị dật dờ sống qua ngày. Niềm hy vọng duy nhất để chị tiếp tục tồn tại trên cõi đời này là vì con trai.
Năm ngoái, trong một lần lên cơn độᴛ quỵ, chồng chị đã rᴀ đi bỏ lại chị bệnh tật và đứa con trai duy nhất đang tuổi ăn học để về thế giới khác. Nhắc nhớ về chồng, đôi môi chị bặm chặt nhưng hai hàng nước mắt cứ thế thi nhau chảy xuống cổ.
“Bệnh tật thế này, sống nay chết mai, nhưng còn thằng Chính, nó đã mấᴛ bố rồi, mẹ cũng bỏ mà đi thì nó biết phải sống thế nào đây…”, nỗi day dứt khiến chị ôm mặt khóc khi nghĩ về viễn cảnh con phải mồ côi trên cõi đời.
Cậu học trò giỏi có nguy cơ bỏ học
Ngồi bên cạnh mẹ, cậu con trai Hà Trọng Chính cứ cúi gằm mặt, đôi mắt không giấu được nỗi buồn. Tôi cứ ám ảnh mãi hình ảnh cậu học trò nghèo với chiếc áo đồng phục đã cũ, đôi dép tổ ong chằng vá nhiều chỗ.
Góc học tập của Chính là chiếc bàn tận dụng từ một chiếc hòm gỗ cũ kỹ đã bị mối mọt ăn mòn và chiếc ghế nhựa được hàng xóm bỏ đi. Gia cảnh khó khăn là vậy nhưng năm nào Chính cũng là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của trường. Năm ngoái, Chính còn ở trong đội tuyển thi học sinh giỏi Hóa cấp thành phố. Chính mơ ước sau này trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, cho người nghèo.
Vậy mà, cái ước mơ vừa được nhen nhóm ấy đã vội vàng bị dập tắt bởi nhìn mẹ bất lực lo từng bữa ăn, lo từng viên thuốc để cầm cự sự sống, Chính đã nghĩ đến việc bỏ học để đi làm lấy tiền lo thuốc thang cho mẹ.
Biết được ý định của con nên chị Chung đau như có ai xát muối vào ᴛim mình. Người đàn bà một đời lầm lũi, không biết chữ, đến năm sinh của mình chị cũng không nhớ nhưng thương con vô điều kiện. Chị bảo, đói ăn cũng chịu được, đᴀu đớn cũng chịu được, ngay cả cái chếᴛ chị cũng không sợ nhưng chỉ duy có nỗi sợ con đói ăn, thất học. Nhưng làm sao để con có thể tiếp tục được đi học chị không biết phải xoay xở ra sao.
Chị nhẩm tính trong đầu, hơn 20 triệu đồng vay mượn lo ma chay cho chồng còn không biết bao giờ mới có để trả, đến bữa ăn cho con chị cũng ngậm ngùi lo lắng.
“Con rất muốn được đi học, được thực hiện ước mơ của mình nhưng mẹ con phải làm sao đây? Mẹ không có tiền đi viện, không có tiền mua thuốc. Cô ơi, giúp mẹ con với, con chỉ còn có mẹ là duy nhất trên đời…”, nói đến đó, cậu học trò nghẹn giọng.
Thầy giáo Bùi Việt Thuận, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Minh chia sẻ: “Chính có hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng em luôn nỗ lực trong học tập. Để em không dang dở con đường đến trường, hằng năm có những học bổng nào nhà trường cũng đều ưu tiên dành cho Chính, các khoản đóng góp em cũng được miễn hết. Thật tâm, các thầy cô giáo không ai muốn học trò của mình phải bỏ dở trường lớp cho dù với bất cứ lý do gì”.
Tuy nhiên, thầy Thuận cũng trăn trở, khi Chính đang học ở trường thì thầy lo được chứ sau này lên cấp 3 mà hoàn cảnh thế này thì không biết liệu em sẽ tiếp tục việc học bằng cách nào.