Ra bến xe nhận đồ bố vợ gửi, chồng ném hết vào sọt rác: ‘được mấy chục trứng với bó rau nát làm mất công đi’

Tôi cũng vì những lời nặng nhẹ đó mà giận nhau với anh. Sau đó chồng tôi có xin lỗi, nói rằng sợ bố vợ, mẹ vợ đi xa vất vả thôi chứ không có ý gì khác.

Ngày hai đứa tìm hiểu nhau, anh thường nói với tôi rằng anh không quan trọng chuyện môn đăng hộ đối, chỉ cần hai đứa thật lòng yêu thương, muốn gắn bó với nhau là được rồi. Thế nhưng bản thân tôi vẫn cảm thấy rằng sự chênh lệch giữa hoàn cảnh hai bên gia đình sẽ khiến cho vợ chồng tôi không thể nào sống hòa hợp thật sự với nhau được.

Gia đình chồng tôi tuy không phải đại gia nhưng cũng hơn gia đình tôi rất nhiều. Bố mẹ anh đã mua được nhà riêng cho chúng tôi khi chúng tôi cưới nhau. Chỉ còn phải sắm thêm ít đồ đạc nữa thôi. Ai cũng bảo tôi sướng, lấy chồng được tất cả. Bố mẹ chồng tôi cũng dễ tính, chẳng suy xét gì. Còn tôi, trước lời động viên của quá nhiều người thì lúc đó cũng đã đồng ý làm vợ anh.

Ngày tôi cưới, bố mẹ tôi đã bán đi mảnh vườn để lo hôn lễ và cho tôi chút của hồi môn để tôi đỡ tủi thân. Thương bố mẹ nhưng bố mẹ tôi vẫn ép phải nhận. Cưới xong, thi thoảng chúng tôi có về thăm nhà nhưng bố mẹ tôi quý chồng tôi lắm. Lần nào về cũng chọn con gà nuôi riêng để làm cho chồng tôi ăn. Ông bà đội con rể lên đầu vì sợ con gái mình khổ nên luôn cố đối xử tốt với chồng tôi.

Ông bà còn đi khoe khắp làng rằng có con rể tốt. Nhất là khi vợ chồng tôi đi ô tô về làng, lũ trẻ con cứ chạy theo hò hét. Người làng bảo tôi thật sự có phúc, lấy được chồng giàu bố mẹ cũng được nhờ. Nhưng nghĩ thì từ ngày lấy chồng được hơn 1 năm đến bây giờ, tôi còn chưa từng mua được gì cho bố mẹ. Cũng chỉ là được cái tiếng mà thôi. Bởi vì về sống chung với nhau, tôi mới thật sự hiểu được hết con người của chồng tôi.

Kiếm được tiền nhưng anh tính toán với tôi nhiều, từng chút một. Mặc dù đưa tiền cho tôi giữ, bảo tôi cứ tiêu thoải mái nhưng lúc nào cũng bảo với tôi rằng:

– Tiền kiếm được vất vả lắm. Chi tiêu cho cẩn thận. Với lại muốn biếu xén ai thì cũng nên cân nhắc, nhà còn nhiều khoản để chi tiêu.

Anh nói vậy chẳng phải đang dằn mặt tôi không được gửi tiền về cho bố mẹ tôi hay sao? Chẳng những thế hay tin tôi có thai, bố mẹ tôi mừng lắm, rối rít muốn lên thăm vì tôi nghén ngẩm chẳng đi lại được. Vậy mà chồng tôi cũng bảo:

– Nhà thì bé, lên đây rồi ở vào đâu. Mà vẽ chuyện, lúc nào khỏe thì về thăm, chứ ông bà lên đây lại phải đi hầu ngược à.

Tôi cũng vì những lời nặng nhẹ đó mà giận nhau với anh. Sau đó chồng tôi có xin lỗi, nói rằng sợ bố vợ mẹ vợ đi xa vất vả thôi chứ không có ý gì khác. Thôi thì dù biết anh nghĩ khác với lời anh nói, nhưng lúc này, tôi còn bới móc làm cái gì nữa vì con sắp chào đời rồi.

Tôi sinh được hơn 1 tháng, bố mẹ tôi bảo không lên được nên có gửi chút đồ lên cho tôi tẩm bổ. Mẹ tôi bảo đều do bố mẹ tôi tự tay chăm từng cây rau, nghe mà tôi ứa nước mắt. Thậm chí bố tôi còn phải đạp xe hơn 20 cây số để ra bến xe gửi lên cho tôi. Vậy mà chồng tôi, lấy đồ từ bến xe về, anh vứt toẹt vào thùng rác quát:

– Đưa được mấy chục trứng với mấy bó rau nát làm mất công tôi đi lấy.

Nhìn thấy trứng nát bét tôi giận giữ lẫn chưa xót:

– Đó là tấm lòng của bố mẹ mà anh lại vứt vào thùng rác như thế.

– Tấm lòng gì mà bèo bọt thế, tôi đây không cần.

– Anh quá đáng lắm rồi đấy. Anh có biết bố mẹ tôi gom góp mãi mới được ngần đó trứng sạch không? Ông còn đạp xe 20 cây số đi gửi đấy, sao anh quá quắt thế, nếu mẹ anh gửi đồ lên tôi cũng ném đi như vậy thì anh thấy sao?

– Mẹ tôi chả bao giờ gửi mấy thứ rác rưởi đó. Không thích sống với tôi thì về mà ở với bố mẹ cô. Nghèo còn làm cao.

– Rác rưởi ư? Anh ăn nói thế mà nghe được à, anh khiến tôi quá thất vọng. Anh xem thường đồ bố mẹ tôi gửi cho tôi thế ư? Nếu xem thường anh có thể không ăn, chứ không có quyền ném đi. Đó là đồ họ gửi cho tôi, anh biết chưa hả? Còn chuyện anh bảo tôi về sống với bố mẹ anh không phải thách.

Ngay lập tức tôi thu xếp đồ đạc của hai mẹ con, nhắn gọi xe đưa con về thẳng nhà ngoại. Hiện tại thì mọi người vẫn cứ nghĩ tôi về chơi chứ không hề biết vợ chồng tôi cãi nhau. Còn chồng tôi, anh cũng không thèm gọi điện hỏi han xem tôi như thế nào, cả con nữa. Càng nghĩ mà càng thấy uất ức. Chẳng lẽ cuộc hôn nhân khinh nghèo ưa giàu này đã đến lúc phải kết thúc rồi hay sao?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *