Nét văn hóa truyền thống, yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh vô địçh của Quân đội nhân dân chính là tình cảm, sự yêu thương đùm bọc của nhân dân. Nghĩa tình quân dân trở thành tài sản vô giá của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh Thừa Thiên – Huế không chỉ làm việc 22-24 giờ mỗi ngày mà còn sẵn sàng giúp những cụ già, người tàn tật đến nơi làm căn cước công dân.
Những ngày qu̷a, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đang nỗ lực hết mình để thực hiện nhiệm vụ cấp căn cước công dân cho người dân. Tại trụ sở các xã, phường, thị trấn ở địa phương này, mỗi ngày có rất đông người dân đến làm hồ sơ để được cấp.
Họ làm với tinh thần “gần làm đêm, xa làm ngày; dễ làm trước, khó làm sau; tập trung trước, phân tán sau; người nghỉ, máy không nghỉ; đảm bảo khoa học, hợp lý, không gây phiền hà, tạo điều kiện cho người dân trong quá trình thực hiện. Nhiều công an địa phương đã có những cách làm hay, khoa học, sáng tạo, tận tụy với công việc. Thời gian thu thập hồ sơ cấp lên đến 22-24 giờ mỗi ngày ,năng suất tiếp nhận hồ sơ từ 300 -500 hồ sơ/máy/ngày, vượt chỉ tiêu đề ra.
Và hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ công an bế, cõng các cụ già, những người tàn tật vào địa điểm làm hồ sơ cấp căn cước công dân rất cảm động.
Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết công an tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Ông khẳng định quyết tâm hoàn thành dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cứơc công dân trước ngày 31-5
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, yêu cầu trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc một cách quyết̷ l̷iệt, tiếp tục đồɴg hành, phối hợp, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa cho lực lượng công an trong triển khai thực hiện dự án. Trong đó phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thực hiện cấp căn cước công dân tại các địa phương để người dân hiểu; rà soát, thống kê, phân loại người cần cấp căn cước công dân theo từng nhóm đối tượng để đưa ra phương pháp thu thập phù hợp, hiệu quả.