Tết Nguyên Đán là dịp để gia đình sum họp, gặp gỡ suốt 1 năm xa cách. Vậy mà bỗng nhiên có đề xuất bỏ Tết cổ truyền để phát triển đất nước thì kinh ngạc là phản ứng đầu tiên của nhiều người.
Gs Võ Tòng Xuân vẫn luôn giữ ý kiến của mình trong suốt 14 năm qua. Năm 2006 ông đã có một bài phát biểu như sau: “ Việt Nam chúng ta vừa đón cả tết tây và đón cả tết ta. Giao thừa các năm tôi đều thấy rất nhiều nơi đốt pháo hoa, làm lễ tết niên tưng bừng đón năm mới. Việc đón cả 2 dịp tết trong năm rất tốn kém.
Tết ta tính ra đúng là từ ngày 30 tết tới hết ngày mùng 3, nhưng đa phần người Việt Nam đều kéo dài đến tận rằm âm lịch. Việc đón tết nhiều ngày như vậy có rất nhiều hệ lụy, công việc thì trì trệ, nɡườἰ ∂ân không có năng lượng làm việc, đường sá κẹt cứng không thể di chuyển…Đi đâu, có việc gì người ta cũng nói ‘thôi lo ăn tết đã’. Và người ta ăn tết ít nhất sau rằm tháng giêng. Tôi ủng hộ chủ trương là, mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi. Thích cổ truyền, rồi tâm linh, thì mình vẫn nghèo hoài. Mình càng giữ cổ truyền thì mình càng giữ ᴄáἰ nɡҺèᴏ. Càng nghèo lại càng thích ăn nҺậᴜ.’
Đối với cá nhân ông, ông cho rằng việc báo hiếu ông bà, cha ⅿẹ thì ngày nào cũng được không cần nhất thiết chọn tết cổ truyền mới làm. Lời chia sẻ của ông nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
GS. Võ Tòng Xuân (SN 1940 tại An Giang) ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu tại Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là trồng lúa nước. Hiện ông đang nắm giữ chức vụ hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ.
Sinh ra ở Miền Tây sông nước, GS GS. Võ Tòng Xuân vốn chân chất thật thà và hay nói thắng. Việc ông dám chia sẻ thẳng thắn quan điểm của cá nhân cũng chứng tỏ ông làm việc quyết đoán và không sợ ∂ư ℓᴜận ᴄҺἰ tɾíᴄҺ. Ông cũng đã từng đứng lên bảo vệ lợi ích của nɡườἰ ∂ân đồng bằng Sông Cửu Long.
Ông từng được Nhà nước công nhận là anh hùng Lao động khi dành rất nhiều tâm huyết với nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nông nghiệp, giúp đỡ bà con nông dân phát triển kinh tế.