Mẹ chồng nhắn tin cho cô 1 dòng cụt lủn nhưng khiến trái tim cô như tan nát. Bà thậm chí còn không thèm quan tâm cháu nội mình thế nào có khỏe không.
Người ta thường nói: “Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng” và kèm theo đó là tấm ‘mẹ chồng’ nữa quả không sai. Ngày theo Phú lên xe hoa, Phương cứ nghĩ đời cô từ nay sẽ sáng sủa hơn, cô sẽ không phải chịu những trận đòn roi và những lời mắng chửi thậm tệ từ dì ghẻ nữa.
Nhưng cô đã nhầm, mọi thứ chẳng hề khá khẩm lên chút nào, khi Phú càng ngày càng bộc lộ tính gia trưởng còn mẹ chồng cô thì suốt ngày chỉ biết soi mói và chì chiết con dâu.
Sống ở nhà chồng Phương chưa được 1 ngày thở phào nhẹ nhõm, ngày nào cô cũng làm quần quật từ sáng đến tối thế mà mẹ chồng cô còn chê ỏng chê eo và nói cô lười biếng. Nhiều lúc ốm mệt muốn nằm ngủ thêm 1 chút cô cũng không dám, thực sự Phương thấy tủi thân chẳng biết bấu víu vào đâu.
Nhiều đêm nằm ôm chồng cô bảo: “Anh không thương em à, anh biết không em thấy mệt mỏi lắm. Anh có thể quan tâm em hơn được không, 1 chút thôi cũng được”. Chồng cô nghe thế liền cau có: “Phụ nữ thật lắm chuyện, ngồi nhà quan tâm nhau có mà ch.ết đói à, ngủ đi”.
Nhưng giọt nước mắt nóng hổi rơi ra, giá mà cô còn mẹ cô sẽ gọi điện tâm sự với bà hoặc chạy về ôm bà khóc nhưng cô không thể. Bố cô thì hay ốm đau cô không muốn ông phải suy nghĩ.
Ngày Phương có bầu, cô đói và thèm đủ thứ nhưng chẳng dám ăn vì sợ mẹ chồng mắng và soi mói. Có lần đói quá cô phải mua mì tôm sống rồi lén vào nhà vệ sinh ngồi nhai trộm, vừa nhai cô vừa bật khóc vì quá tủi thân. Cô sợ nhà chồng, sợ mẹ chồng đến nỗi sau mỗi giờ làm cô không muốn bước chân vào ngôi nhà đó, vì đến thở cô cũng không dám thở mạnh.
Ngày tết ngày lễ chị em nhà Phú có thể ngồi chơi xơi nước, còn Phương lúc nào cũng tất bật dưới bếp. Nhớ lần đó cô bầu đến 6 tháng rồi mà vẫn 1 mình rửa hết gần 20 mâm bát đến mệt lả mà chẳng ai giúp. Hễ ai muốn đỡ đần cô thì lại bị bà mẹ chồng ngăn lại: “Nó làm được mà”.
Rồi cái ngày vỡ chum cũng đến, hôm đó cô đi đẻ mà nhà chồng chẳng có ai đi cùng. Bà mẹ chồng bảo không thích mùi bệnh viện, chị chồng thì kêu bận nên Phương phải nhờ bác hàng xóm đèo vào.
Cô vào viện dù đau đến tái mét mặt vẫn phải cố tự làm thủ tục mãi sau này chồng cô mới phi xe đến. Phương đau đớn và buồn tủi lắm, người ta thì có mẹ chồng, mẹ ruột ở bên chăm sóc còn cô chẳng có ai cả. Chồng thì cứ ra ghế ngoài hành lang ngồi chơi điện tử, vợ kêu đau thì bảo:
– Đẻ thì ai chả đau như nhau, cố mà chịu đi, kêu được gì đâu mà kêu lắm.
Vật vã 1 đêm sáng cô mới có thể sinh con được, 9 giờ sáng cô sinh xong người mệt lả đến kiệt sức Phương nằm thở chẳng ra hơi. 5 giờ chiều thấy điện thoại báo tin nhắn là từ mẹ chồng, cô mừng rỡ vì tưởng bà nhắn tin hỏi thăm an ủi ai dè vừa mở máy ra thì đập vào mắt là dòng chữ:
– Mai xin ra viện về mà làm cỗ.
Dòng tin cụt lủn nhưng khiến trái tim cô như tan nát bà ta thậm chí còn không thèm quan tâm cháu nội mình thế nào có khỏe không. Cùng phận phụ nữ sinh nở vất vả như nhau nhưng mẹ chồng Phương vô tình vô tâm tới đáng sợ.
Phương bật cười trong nước mắt, cô tự hỏi sao trên đời có những người họ vô tâm vô tình đến vậy. Sớm mai Phương bảo chồng về nhà nghỉ ngơi xem nhà làm giỗ ra sao, nhưng Phú nhất quyết đòi xin cho vợ xuất viện nhưng bác sĩ không cho nên anh đành về trước.
Chồng vừa về cô cảm ơn y tá rối rít vì đã giúp mình. Mẹ chồng cô gọi rồi nhắn chục cái tin: “Mày định không về làm cỗ cho tao đấy à, tao cho mày nằm viện 1 ngày là phúc đức cho mày lắm rồi đấy, bắt xe về đây mau”. Cô không thèm trả lời mà ôm con ra bến xe đi đến nhà người chị họ xin tá túc 1 thời gian rồi nhắn về cho mẹ chồng:
– Cỗ nhà mẹ thì mẹ tự đi mà làm, từ nay con sẽ không về căn nhà địa ngục đó nữa đâu. Mẹ kiếm đứa con dâu khác về nó làm ô sin cho nhé, con lấy chồng ở nhà mẹ suốt 3 năm trời nhưng chưa 1 ngày được sống và được đối xử như 1 con người, từ nay con sẽ sống cho chính mình và cho con của con. Đơn ly hôn con sẽ gửi cho con trai mẹ sau, chào tạm biệt mẹ và căn nhà địa ngục đó. Thân ái.
Mẹ chồng Phương chết ngất, bà không ngờ cô con dâu nghèo bao năm nay cam chịu mà giờ lại phản kháng một cách mạnh mẽ như vậy. Còn Phú thì sững sờ không nghĩ vợ mình lại dám làm thế, họ hàng nhà Phú cũng ủng hộ Phương vì thấy cô quá khổ sở. Phương tự nhủ cô phải mạnh mẽ hơn và từ giờ cô sẽ không sống cam chịu nữa. Cô có công việc và cô sẽ đấu tranh để nuôi con mình.