Series phim cảnh sát hình sTừng là trinh sát hình sự kỳ cựu ở ngôi nhà số 7 Thiền Quang (Hà Nội), rồi bỗng một ngày trở thành nhà văn và nhà biên kịch điện ảnh, sân khấu, anh đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Với tư cách một người cầm bút, anh thấy giữa sáng tạo văn học và sân khấu kịch hay điện ảnh, có những khác biệt gì và điều đó đã ảnh hưởng thế nào đối với anh trong quá trình sáng tạo kịch bản phim cảnh sát hình sự “Bão ngầm”?
– Là một nhà văn, tôi thấy văn chương và các loại hình nghệ thuật khác như sân khấu hay điện ảnh, có điểm giống nhau và khác biệt. Giống ở chỗ, đều là việc sử dụng ngôn ngữ để kể về cùng một sự kiện, tình huống hay số phận của nhân vật nào đó, đều cần người sáng tạo phải có óc tưởng tượng phong phú và làm chủ được các thủ pháp mang tính kỹ thuật đặc thù của từng loại hình.
Còn điểm khác biệt giữa chúng là khá lớn. Trước hết văn chương và sân khấu, điện ảnh diễn ngôn theo các cách khác nhau. Nếu như ngôn ngữ, thủ pháp văn chương cho phép diễn tả câu chuyện bằng văn phong trừu tượng, giàu hình ảnh kiểu ý tại ngôn ngoại, thì tác phẩm sân khấu kịch cũng như điện ảnh lại đòi hỏi sự trực tiếp, cụ thể, trong một giới hạn không gian, thời gian cụ thể.
Nghĩa là biên độ của sự sáng tạo và tưởng tượng của văn chương rộng lớn hơn, trong khi câu chuyện được kể bằng tác phẩm điện ảnh, sân khấu đượcTừ sự khác biệt này, mà việc chuyển thể một tác phẩm văn học, sang kịch bản sân khấu hay tác phẩm điện ảnh cũng là việc khó đối với người cầm bút. Khó ở chỗ người viết nếu không thực sự hiểu về tính khác biệt cơ bản giữa các loại hình nghệ thuật có miền chung này, sẽ nhầm lẫn về văn phong và bút pháp.
Trong sân khấu kịch, đặc biệt là kịch hát dân tộc, tính ước lệ còn rất cao. Có thể một câu chuyện dài trong văn học, được kể thông qua những hình tượng trên sân khấu, cho phép nén nội dung vượt không gian và thời gian.
Anh có thể kể chi tiết hơn?
– Chẳng hạn như việc dùng những từ trừu tượng mô tả sự kiện, nhân vật… trong kịch bản sân khấu hay điện ảnh, sẽ là sự đánh đố đối với đạo diễn và diễn viên. Tất nhiên, sự thuận lợi cũng có, bởi vì tuy có khác nhau về hình thức thể hiện, thì cốt lõi vẫn là những câu chuyện được tạo ra bởi trí tưởng tượng phong phú của người viết.
Bản thân tôi khi chuyển thể tiểu thuyết “Bão ngầm” của mình thành series phim Cảnh sát hình sự cùng tên, với hơn 70 tập hay việc tham gia sáng tạo, cố vấn cho Nhà hát Cải lương Việt Nam xây dựng vở diễn cải lương “Bão ngầm” vừa qua, cũng đã gặp tất cả những vấn đề đã nói ở trên. Tôi đã phải rất cố gắng tìm hiểu, học hỏi về thủ pháp nghệ thuật của loại hình sân khấu kịch và điện ảnh, để sử dụng đúng cách kể bằng ngôn ngữ mà các bộ môn này đòi hỏi. Nhờ kiên trì, tinh thần cầu thị tiếp thu những tri thức mới, trên cái nền hiểu rất sâu về câu chuyện đã kể bằng bút pháp văn học trong tiểu thuyết đó, tôi đã hóa thân thành nhà biên kịch mà không gặp khó trở ngại gì quá lớn. giới hạn thông qua những gì khán giả nhìn thấy, nghe được.
Được biết mới đây nhạc sĩ Trần Quang Sơn đã phổ lời thơ của anh và cho ra đời ca khúc “Bão ngầm”. Với giọng hát của ca sĩ Tùng Dương, bài hát đã được giới chuyên môn và nhiều người nghe đánh giá cao, xứng đáng với tầm vóc của “Bão ngầm” với hơn 70 tập mà anh là biên kịch kiêm phó đạo diễn. Anh có thể chia sẻ đôi điều về sự hình thành lời ca khúc này?
– Tiểu thuyết “Bão ngầm” và kịch bản phim cùng tên được tôi viết để kể lại cuộc chiến đấu cam go, khốc liệt của những người lính trên mặt trận đấu tranh bài trừ tội phạm ma túy và tội phạm hình sự. Qua đó tôn vinh hình tượng người chiến sĩ trên tuyến đầu bảo vệ bình yên cuộc sống. Mượn “cớ” cuộc chiến đấu với tội phạm, tôi nói về 2 cuộc chiến đấu khác, diễn ra trong nội bộ ngành để làm trong sạch bộ máy, diễn ra ở đáy sâu tâm lý người lính khi đứng trước những sự lựa chọn đúng – sai. Đó mới thực sự là điều tôi muốn kể, về những xung đột, giằng xé tâm can như những cơn bão không nhìn thấy bằng mắt thường.
Còn nhớ, hôm đó, tôi đưa con gái đi thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong lúc chờ con, từ đâu đó tràn ra những câu chữ gói ghém tinh thần, nội dung câu chuyện “Bão ngầm”. Tôi viết ngay trên điện thoại, để đọc chơi chứ không nghĩ rồi một ngày những ký tự ấy lại vút lên qua âm nhạc của Trần Quang Sơn, cùng giọng hát ma mị của Tùng Dương.
Khi bộ phim gần hoàn thành, chúng tôi đứng trước yêu cầu phải có ca khúc trong phim, tôi chia sẻ công việc này với Sơn cùng bài thơ đã viết. Ngay lập tức tôi nhận được sự đồng điệu từ tâm hồn nhạc sĩ trẻ tài hoa này. Dựa trên lời thơ tôi viết, Trần Quang Sơn đã gắn nhạc cho chữ, để rồi cho ra đời một ca khúc tựa đề “Bão ngầm”.
Cơ duyên nào để ca sĩ Tùng Dương thể hiện bài hát này?
– Là cha đẻ của tiểu thuyết và kịch bản phim, tôi thấy ca khúc đã chạm đến đáy chủ đề tư tưởng của tác phẩm “Bão ngầm”. Đặc biệt, khi đến phòng thu âm, nghe ca sĩ Tùng Dương trình bày ca khúc này, trong tôi đã dào dạt những cảm xúc vô cùng khó tả. Có thể nói, âm nhạc và ca từ, cùng chất giọng tràn trề năng lượng và liêu trai, ma mị của Tùng Dương đã gọi được đúng tên điều muốn kể trong tiểu thuyết và phim “Bão ngầm”.
Sau khi thu âm, tôi cũng đã nhờ nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ thành danh khác thẩm âm, đánh giá. Các ý kiến của giới chuyên môn đều nhận định đó là một ca khúc hay, với hàm lượng nghệ thuật cao. Cảm xúc của nhiều người khác khi nghe với tư cách khán giả, đều có những đánh giá rất tốt.
Ca khúc này được Trần Quang Sơn viết và Tùng Dương hát vì tình huynh đệ quý trọng nhau, cùng sự hưng phấn, thích thú cao độ khi chạm vào một tác phẩm hay. Với họ, việc ca khúc có được lựa chọn vào làm nhạc phẩm trong phim “Bão ngầm” hay không, không còn là điều quá quan trọng!