Từ ngày 1/10: Gọi điện quảng cáo khi chủ thuê bao chưa đồng ý có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

Bắt đầu từ ngày 1/10/2020, Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về một số mức phạt tiền liên quan đến gọi điện, email, tin nhắn “rác” sẽ có hiệu lực.

Kể từ tháng 10/2020 trở về sau, khi tiến hành thực hiện cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn rác đến nhiều chủ thuê bao có thể sẽ bị phạt lên đến 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều Nghị định mới nổi bật sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ đầu tháng 10/2020.

Hình ảnh một người nhận được cuộc gọi “rác”. (Ảnh: Kinh Tế Đô Thị)

Cuộc gọi hoặc tin nhắn rác đều sẽ bị phạt lên đến 170 triệu đồng

Tại Nghị định số 91/2020, những cuộc gọi, thư điện tử hay tin nhắn được xem là “rác” khi mang nội dung quảng cáo và thương mại mà người nhận không muốn. Thêm vào đó, Nghị định 91 cũng quy định rõ về việc các nhà mạng cần tiến hành đưa vào áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại nhất để có thể dễ dàng kiểm soát được thư điện tử, cuộc gọi, tin nhắn “rác”.

Bên cạnh đó, tại Nghị định cũng đã quy định rõ về mức xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực này. Đối với những hành vi như nhắn tin, gọi điện, gửi thư điện tử rác sẽ bị phạt từ 5-100 triệu đồng (tùy theo mức độ vi phạm).

Một người dùng nhận được hàng loạt tin nhắn “rác”. (Ảnh: Dân Trí)

Đối với mức phạt 100 triệu đồng: Sẽ được áp dụng đối với trường hợp gửi tin nhắn, gọi điện thoại hoặc thư điện tử mang tính chất quảng cáo đến những số điện thoại nằm trong “Danh sách không quảng cáo”. Ngoài mức phạt 100 triệu đồng, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị thu hồi số điện thoại đã thực hiện hành vi vi phạm trên.

Đối với mức phạt 170 triệu đồng: Sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp viễn thông, internet nếu không tiến hành thực hiện những biện pháp ngăn chặn cuộc gọi, tin nhắn, thư điện tử rác…

Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định mới liên quan đến việc xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả… để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt cũng được áp dụng. Được biết, từ ngày 15/10/2020, Nghị định 98 sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Điểm đặc biệt tại Nghị định 98 này được nêu rõ ở Điều 15. Cụ thể, nội dung có liên quan đến các mức phạt tiền (dựa vào giá trị món hàng) đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu như sau:

Một số mức phạt tiền đối với việc bán hàng xách tay. (Ảnh: VTV)

Ngoài ra, Nghị định 98 cũng cho biết, đối với mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân. Còn đối với các tổ chức lớn thì mức phạt tối đa lên đến 200 triệu đồng. Đối với mức phạt tiền trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả sẽ là 200 triệu đồng đối với các cá nhân; còn đối với tổ chức sẽ lên đến 400 triệu đồng.

Hành vi bán xăng, dầu qua thùng, can, chai sẽ bị tăng mức phạt

Tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP, Chính phủ Việt Nam đã quy định về mức xử phạt hành chính mới có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí. Nghị định 99 này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 11/10.

Hình ảnh 1 số người dân chở các can lớn đến trạm xăng để mua xăng dầu. (Ảnh: VTC)

Cụ thể, đối với các hành vi buôn bán xăng dầu tại các trụ bơm lắc tay, cột bơm mini, qua các các thùng, can, chai và nhiều dụng cụ chứa đựng khác, người bán có thể sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng (trước đó chỉ phạt từ 2-4 triệu đồng).

Mức xử phạt này sẽ không áp dụng cho các hộ kinh doanh hoặc trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang nhân dân ở địa bàn miền núi, vùng cao… Những đơn vị này đủ điều kiện để được làm đại lý bán lẻ xăng dầu phù hợp.

Như vậy, trên đây là một số Nghị định mới có liên quan đến các nội dung xử phạt hành chính về một số hành vi như bán hàng xách tay; bán xăng dầu qua thùng, can, chai; cuộc gọi, tin nhắn, thư điện tử “rác” đều bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ tháng 10/2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *