Quảng Nam phát hiện ca dương tính SARS_Cov_2 sau 3 lần âm tính: Vỡ tĩnh mạch, tiên lượng nặng

Đúng là khó lường với kết quả xét nghiệm thật sự. Thế nên bất cứ ai cũng không được chủ quan và tái phạm như trường hợp bệnh nhân 1432 nhé!

Thông tin mới nhất từ PLO, sáng 16-12, TS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (huyện Núi Thành) đang điều trị cho một bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS_Cov_2 bị xuất huyết tiêu hoá.

Bệnh nhân là nam giới, 73 tuổi, ngụ TP Cà Mau, từ Hoa Kỳ quá cảnh Nhật Bản, sau đó nhập cảnh tại sân bay Đà Nẵng ngày 6-12 trên chuyến bay VN319, được cách ly tại Trung đoàn 733, Sư đoàn 315 (huyện Núi Thành, Quảng Nam).

Bác sĩ đang hội chẩn cho “bệnh nhân 1405” qua hình ảnh trực tuyến. Ảnh: Phương Thảo.

Đáng nói, sau ba lần liên tiếp có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS_Cov_2, lần thứ tư bệnh nhân này mới được phát hiện dương tính.

Cụ thể, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm trong các ngày 7-8 và 10/12 đều âm tính nCoV. Tuy nhiên, lấy mẫu lần 4 ngày 14/12, kết quả xét nghiệm sàng lọc tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và xét nghiệm khẳng định tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đều dương tính với nCoV. Ca nhiễm này được Bộ Y tế ghi nhận chiều 15/12, là bệnh nhân 1405.

Trước đó, vào ngày 7/12, trong thời gian cách ly, bệnh nhân có triệu chứng nôn ra máu nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cấp cứu, điều trị.

Bệnh nhân trong phòng cách li

Các bác sĩ khi ấy hội chẩn, xác định bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do nghi vỡ tĩnh mạch thực quản trên nền bệnh nhân lớn tuổi bị đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm gan B, xơ gan. Ông có nhiều yếu tố nguy cơ nên có thể bệnh diễn tiến nặng hơn.

Hình ảnh nội soi bệnh nhân cho thấy tĩnh mạch trướng thực quản độ 3 đang rỉ máu. Bác sĩ tiến hành thắt tĩnh mạch thực quản nhằm khống chế tình trạng chảy máu.

“Hiện bệnh nhân hết chảy máu, có một ổ loét ở dạ dày, tiên lượng nặng. Bệnh viện đã xin phép Bộ Y tế điều trị theo phác đồ bằng thuốc kháng virus remdesivir. Thuốc được một công ty nước ngoài nhập về tài trợ”, VNE dẫn lời ông Nguyễn Đình Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Ảnh chụp màn hình VNE

Sáng 16/12, sức khỏe bệnh nhân tạm ổn định, sốt, tự thở, tỉnh táo.

Ngoài “bệnh nhân 1405”, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam còn điều trị “bệnh nhân 1377”, đều là ca nhập cảnh. Ngoài ra, “bệnh nhân 1380” điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam.

Gỡ bỏ phong tỏa, TP.HCM đã kiểm soát được dịch Covid-19

Thông tin này đã được Trung tâm Kểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho hay sáng 15-12 sau khi những người trong khu vực phong tỏa cách ly đủ 14 ngày và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.

Ảnh chụp màn hình NLD

Đồng thời, dẫn tin từ Zing, hôm nay 16/12, TP.HCM cũng chính thức trải qua 15 ngày không ghi nhận thêm ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng kể từ thời điểm phát hiện bệnh nhân 1342 (28 tuổi, tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airlines).

Hiện toàn bộ trường hợp tiếp xúc các bệnh nhân dương tính (3.260 người) được cách ly và có xét nghiệm âm tính. Các chuyên gia nhận định đây là bài học lớn cho thành phố trong việc phòng, chống đại dịch bùng phát trở lại.

Hiện TP cách ly tập trung 2.252 người, trong khi đó không còn người bị cách ly tại nhà, nơi lưu trú. HCDC khuyến cáo người dân cần thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K của Bộ y tế (khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai báo y tế). Đặc biệt, cần nhớ “Che kín mũi miệng khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi” – HCDC nhấn mạnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) nhận định bệnh nhân 1342 có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc trong quá trình cách ly do không tuân thủ quy định. Bởi chuyến bay của BN1342 không có trường hợp nào khác mắc bệnh. Từ việc không tuân thủ quy định cách ly của nam tiếp viên, thành phố phát hiện thêm 3 người khác bị lây nhiễm SARS-CoV-2.

Trao đổi với Zing, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ: “Nơi tự tin nhất lại chính là nơi khởi nguồn của đợt bùng phát dịch và nơi an toàn nhất lại trở thành nơi ????guy ????iểm”.

Sau đợt bùng phát này, nhiều người đặt nghi vấn trong việc quản lý, cách ly mang tính chất hình thức tại khu cách ly tập trung trả phí và hãng bay. Nhiều đề xuất cơ quan chức năng cần chấn chỉnh lại quy định cách ly chuyên gia nước ngoài và thay đổi thời gian cách ly phi công, tiếp viên hàng không.

Nhận định về điều này, bác sĩ Khanh nhấn mạnh: “Sai sót không nằm ở quy trình và phương pháp cách ly mà vấn đề ở người thực hiện. Chúng ta cần điều chỉnh thái độ chấp hành của người cách ly chứ không phải xóa bỏ quy trình. Ngoài ra, qua đợt bùng phát dịch này, quy trình cách ly y tế hiện tại cần được xem xét ở mức độ cao hơn, nghiêm ngặt tuyệt đối chứ không chỉ là hình thức đối phó với cơ quan quản lý”.

Các chuyên gia nhận định hiện tại, chuyến bay giải cứu công dân, đón chuyên gia, lao động kỹ thuật từ nước ngoài vẫn ghi nhận nhiều ca nhiễm mới. Thậm chí, một số chuyến bay ghi nhận hàng chục bệnh nhân mắc Covid-19. Các tỉnh biên giới vẫn phát hiện nhiều đối tượng nhập cảnh bất hợp pháp, trốn cách ly.

Điều này là nguy cơ rất lớn và có thể xảy ra những đợt bùng phát dịch tiếp theo nếu tình trạng lơ là phòng dịch còn tái diễn. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm, dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, về nước của người dân rất lớn.

Theo VNE. PLO, NLD, Zing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *