Có đến 7 người con nhưng cụ ông 80 tuổi vẫn phải còng lưng nhổ đinh lấy tiền nuôi vợ đa𝘶 ốm

Có 7 người con nhưng đều không trông cậy được, dù tuổi cao sức yếu nhưng mỗi ngày cụ Thi vẫn phải còng lưng đi nhổ đinh thuê để lấy tiền chăm vợ đa???? ốm.

Ở tuổi 80 tuổi, cái tuổi những tưởng sẽ được sự an nhàn sau những năm tháng lao động cực nhọc nuôi dạy con cái trưởng thành, nhưng đối với cụ ông Phạm Văn Thi thì cuộc đời không suôn sẻ như vậy. Tiếng là có tới 7 người con nhưng hiện ông Thi hàng ngày vẫn phải còng lưng nhổ đinh ở các tấm gỗ cốp pha tại các công trình xây dựng để có tiền sinh sống và nuôi vợ đang mang bệnh.

Tìm đến nhà ông Phạm Văn Thi (SN 1937, ở khu Tân Lập 4, phường Cẩm Thủy, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) vào một ngày đầu tháng 10. Hoàn cảnh của ông khá đặc biệt nên chỉ cần đến đầu khu phố hỏi thăm ông là mọi người ai cũng biết, chỉ đường đến ngay. Nhà ông Thi nằm sâu trong một con ngõ nhỏ. Trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, hầu như chẳng có đồ đạc nào đáng giá. Ông Thi có vẻ ngoài nhanh nhẹn, khỏe mạnh nhưng lưng đã còng rạp xuống. Còn cụ bà là Đinh Thị Ứng (SN 1938) thì gầy gò, ốm yếu và bị lãng tai. Bà Ứng cũng bị bệnh nặng suốt 15 năm nay.

Khi còn trẻ, hai ông bà vốn làm ngư nghiệp, lênh đênh trên sông nước suốt cả tuổi trẻ. Đến khi tuổi già sức yếu, ông bà mới tìm cái lên bờ định cư. Vợ chồng ông có tới 7 người con (3 trai và 4 gái). Năm 1999, 2 cô con gái của ông bị lừa bán sang Trung Quốc, 2 người con gái còn lại hiện đã có gia đình riêng và ở cùng TP Cẩm Phả. Riêng 3 người con trai thì một người cũng đã có gia đình đang sống cùng ngõ với vợ chồng ông. 2 người con trai còn lại vẫn theo nghiệp sông nước. Mặc dù có đến 7 người con nhưng ông Thi nói rằng các con cũng khó khăn. Mỗi tháng các con chỉ biếu ông bà được tổng cộng 400.000 đồng, cộng thêm với tiền người cao tuổi được khoảng 700.000 đồng. Số tiền này còn không đủ tiền thuốc th ng cho bà Ứng, nói gì đến sinh hoạt hàng ngày.

Vì thế từ lâu ông Thi đã xin với các chủ công trình xây dựng, cho ông được làm công việc nhổ đinh ở những tấm gỗ cốp pha. Mỗi kg đinh ông Thi được trả 8.000 đồng, “mỗi ngày nếu nhổ cật lực thì được khoảng 4kg đinh, tính ra thì cũng được 32.000 đồng, cộng thêm với tiền công khoảng hơn 100.000 đồng thì cũng trang trải được nhiều thứ”, ông Thi nhẩm tính.

Ở cái tuổi “gần đất xa trời” mà vẫn vất vả, bà Ứng rơm rớm nước mắt. Bà tự trách mình đa???? ốm khiến chồng phải làm lụng khổ sở. Bà kể những hôm nắng nóng, ông Thi đi làm về mồ hôi đầm đìa, mặt đỏ tía tai, thở không ra hơi nhưng hôm sau vẫn lại đi làm tiếp. Vì không làm thì cũng chẳng có tiền để sống. Phải còng người nhổ đinh, công thêm tuổi đã cao, lưng của ông Thi rạp cả xuống. Thế nhưng công việc này cũng không ổn định, không phải lúc nào cũng có. Có những lúc việc ở xa quá ông không đi được, mà chưa kể những lúc ốm đa???? không thể làm.

Ông Phạm Đức Toàn, Tổ trưởng dân phố khu Tân Lập 4 (nơi ông Thi sinh sống) cho biết, hoàn cảnh của hai ông bà thuộc diện rất khó khăn ở khu phố. Chính quyền địa phương đã đưa ông bà vào diện hộ nghèo để được nhận trợ cấp hàng tháng. “Đến ngày lễ, Tết chúng tôi thăm hỏi, gửi quà động viên ông bà. Hàng xóm với nhau nên cũng đùm bọc, giúp đỡ. Nhưng đấy cũng chỉ là phần nào, quan trọng vẫn là ở con cái của ông bà”, ông Toàn bổ sung.

Ông Nguyễn Thái Bình (chủ tịch phường Cẩm Thủy) cho biết: Nhà ông Thi, bà Ứng tuy đông con nhưng đều khó khăn về kinh tế nên không quan tâm được tới bố mẹ. Nên từ nhiều năm nay chính quyền địa phương đã đưa ông bà vào diện hộ nghèo để hưởng trợ cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *