Biến căng! Thủy Tiên – Công Vinh bị một luật sư đăng bài tố lừa gạt khán giả: Đó là chiêu trò không phải minh bạch

Mới đây, xuất hiện một tài khoản có tên Lương Lê Minh gây xôn xao với nội dung bóc phốt tính minh bạch trong việc sao kê tiền từ thiện của vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên.

Tối ngày 23/11, Thủy Tiên chính thức khép lại hành trình cứu trợ miền Trung của mình bằng loạt ảnh sao kê số tiền đã thu chi, được biết tổng số tiền mà cặp đôi đã chi ra là hơn 178 tỷ, trong đó gồm tiền các mạnh thường quân đóng góp và gần 4 tỷ tiền mặt của chính Công Vinh và Thủy Tiên bỏ ra. Kèm theo đó là Thủy Tiên công khai hàng loạt giấy tờ, sao kê của ngân hàng, ghi tay chi tiêu, các giấy chứng nhận của chính quyền xã, huyện, tỉnh mà đoàn từ thiện đi qua.

Tuy nhiên vào sáng 25/11, trên mạng xã hội xôn xao một bài viết của tài khoản Facebook Lương Lê Minh tố Thủy Tiên và Công Vinh thiếu minh bạch, lừa gạt khán giả. Theo đó, vị luật sư bất ngờ chỉ ra hàng loạt những điểm bất thường, sai lệch trong những chứn từ, sao kê mà Thủy Tiên đã công bố trên fanpage trước đó.

Nổi bật nhất trong bài bóc phốt của mình, vị uật sư này cho rằng việc Thủy Tiên giải ngân trọn vẹn 178 tỷ đồng chỉ trong một mặt giấy A4 viết tay là quá bất hợp lý. “Một cái công ty hạng ruồi với doanh thu chừng chục tỉ đồng đã có hàng chồng sổ sách cao phát ngốt người, vậy nhưng 178 tỉ đồng đã được giải ngân chỉ bằng một tờ giấy lộn”, luật sư nói.

Ngoài ra, số văn bản, giấy tờ có dấu đỏ cũng có nhiều điểm bất hợp lý. Theo luật sư Lương Lê Minh, có 18/22 văn bản đã được ký bởi các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội, chỉ có 4/22 văn bản tạm gọi là thuộc phạm vi chính quyền ký. Hình thức các văn bản được đánh giá không đáng tin cậy khi sai chính tả, sai ngày tháng, không theo khuôn mẫu cố định.

Bài đăng của luật sư Lương Lê Minh nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Dư luận như đứng ngồi không yên sau khi xem qua bài viết này, bên cạnh đó rất nhiều người hâm mộ vẫn lên tiếng bênh vực cho Thủy Tiên và Công Vinh. Hiện tại, phía Công Vinh – Thủy Tiên vẫn giữ im lặng, chưa đưa ra bất cứ phát ngôn liên quan nào. Tất nhiên, thông tin trên chỉ một chiều từ phía vị luật sư kia, không thể đánh đồng hay khẳng định hành vi của Thủy Tiên và Công Vinh chỉ qua bài viết này.

Nguyên văn bài viết rất dài của tài khoản Lương Lê Min để tố vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh:

“CHIÊU TRÒ “MINH BẠCH”

Lời đầu tiên, phải xin lỗi vì đã phụ lòng mong đợi của cả fan và antifan của ca sĩ Thủy Tiên, khi không thể giữ đúng lời hứa đăng bài đúng hẹn vào 22 giờ ngày 24/11/2020. Vào thời điểm này, mỗi bài đăng trên Facebook (FB) này đều có thể là bài cuối cùng. Có lẽ các bạn cũng phần nào hiểu lí do vì sao. Đêm qua nhiều Tiên con động rồ lên tưởng rằng tôi đã khóa FB vì sợ, quả thực tôi không còn lời nào để nói về thói đạo đức giả của chúng. Tôi quyết không để chúng thất vọng.

Disclaimer: Tôi đã từng là một người cố gắng đứng ở vị trí trung lập, thậm chí có phần ủng hộ hoạt động từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên. Nếu các bạn nghi ngờ điều này, vui lòng dành thời gian đọc lại các status FB mà tôi đã đăng tải trong vòng hơn một tháng vừa qua. Tôi cho rằng: Trong hoàn cảnh chính sách pháp luật của Việt Nam về hoạt động từ thiện của các tổ chức, cá nhân phi nhà nước còn chưa được hoàn chỉnh, thì cần ủng hộ, tạo điều kiện cho những hoạt động của Thủy Tiên.

Tuy nhiên, đến nay, tôi đã trở thành một antifan đầy say mê, vì tôi không thể chấp nhận những hành động của Thủy Tiên, cùng đám fan cuồng được cô dung dưỡng.

Tôi viết những dòng này, dành cho những người thực sự muốn nghiêm túc suy nghĩ. Và vì lí do đó, tôi sẽ không lãng phí dung lượng để chứng minh những chứng cứ đã thể hiện rất hiển nhiên (bạn có thể dễ dàng kiểm tra thông tin tại fanpage chính thức của ca sĩ Thủy Tiên, cùng các kênh truyền thông khác có liên quan đến cô).

Còn nếu như bạn là một fan cuồng, một “Tiên con” và bạn cố gắng khiêu khích tôi bằng những lời lẽ nhục mạ hay những câu móc mỉa đầy ngụy biện, thì tôi sẽ thẳng tay block bạn. Tôi đã dành quá nhiều sự kiên nhẫn cho các bạn trong những ngày qua, nên đến nay không có lí do gì để tôi tiếp tục. Tôi là một nick Facebook chính chủ, với đầy đủ tên tuổi, nên tôi đặc biệt thông cảm với sự yếm thế và bỉ ổi của những kẻ trùm chăn núp sau bàn phím máy tính bằng những cái nick ảo.

Với những Tiên con chỉ biết mở mồm ra chỉ trích tôi soi mói, thách thức tôi “làm được như Thủy Tiên rồi hãy nói”, v.v… tôi có cả bài viết dưới đây để bẻ lại từng ý của các bạn. Tôi tin rằng, trong những ngày tới, những antifan của Thủy Tiên sẽ tích cực sử dụng những lập luận của tôi để vả vào mồm các bạn ở mọi nơi họ gặp. Lẽ đơn giản, tôi viết bài này, không chỉ vì tôi phản đối nhiều hành động của Thủy Tiên, mà chủ yếu là vì tôi không ưa các bạn – những Tiên con được dung dưỡng bởi thần tượng của chúng.

Những ngày vừa qua, đã có nhiều antifan lên tiếng phân tích về giá trị pháp lý của các giấy tờ do Thủy Tiên cung cấp. Nhưng đó chỉ là tiểu tiết. Với background của tôi (một người học luật và làm luật), nhiều bạn mong đợi một bài phân tích mang đậm tính pháp lý. Tuy nhiên, làm thế là mắc vào cái bẫy đã được giăng sẵn. Vì vậy, tôi sẽ tiếp cận vấn đề một cách rộng rãi hơn, lột trần cái gọi là “minh bạch” của Thủy Tiên, rồi mới đi vào những phân tích về pháp luật.

Về bản chất, đây không phải một tranh chấp pháp lý (nhất là khi đúng, sai đã quá rõ ràng). Đây là một chiêu trò truyền thông, là cú chốt hạ của phi vụ làm từ thiện đánh bóng tên tuổi của vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên. Trước hết là danh, sau đó là lợi.

Trước hết, nói về bối cảnh, trong những năm gần đây, cùng với công cuộc “đốt lò” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng loạt đại án tham nhũng bị phá. Sự xuống cấp của đạo đức cách mạng trong một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước đã làm suy giảm lòng tin của người dân vào chính quyền. Riêng về việc từ thiện, nhiều vụ việc lùm xùm, rắc rối về phân phát tiền từ thiện (bò cấp phát vào nhà cán bộ thay vì nhà dân nghèo, gạo cứu đói cũng bị người nhà cán bộ chiếm dụng, v.v…) đã khiến nhiều người không còn tin tưởng vào các hệ thống cứu trợ xã hội của nhà nước nữa. Nói một cách công bằng, những nghi vấn đó không phải là không có cơ sở. Bộ máy của các tổ chức chính trị – xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) hiện nay vẫn nặng tính hành chính – quan liêu, như một cơ quan nhà nước, chưa làm tốt chức năng xã hội của mình.

Trong hoàn cảnh đó, các cá nhân người nổi tiếng đứng ra làm từ thiện “tự phát” bằng uy tín cá nhân của mình là hiện tượng tất yếu. Cách đây vài năm, MC Phan Anh đã gây sốt trong dư luận khi thu được hơn 24 tỉ đồng tiền ủng hộ của các Mạnh Thường Quân (MTQ). Sau đó, chúng ta đều biết là MC Phan Anh đã gặp rắc rối, chịu nhiều nghi vấn về việc giải ngân số tiền đó. Với những hành động sai lầm như mua bò giống theo cân, ăn miếng trả miếng với những người chất vấn, phát ngôn trái chiều trên sóng truyền hình v.v… Phan Anh đã chết tên danh hiệu “Lũ đế”, “MC Lũ”, thậm chí bị hạn chế xuất hiện trên sóng truyền hình trong thời gian khá dài.

Trở lại với Thủy Tiên, cô đã bắt đầu lần từ thiện này theo cái “công thức” nói trên: Các MTQ góp tiền, Thủy Tiên dùng uy tín cá nhân để bảo đảm và trực tiếp giải ngân không thông qua MTTQVN. Về lí thuyết, tiền sẽ được trao đúng người, Thủy Tiên sẽ được hưởng lợi ích gián tiếp thông qua sự nổi tiếng mà cô có được, chứ không cần phải “xà xẻo”, vụ lợi từ số tiền từ thiện. Điều kiện tiên quyết để mọi thứ diễn ra theo đúng lí thuyết, chính là sự minh bạch.

Nhưng thực tế thì thường rất khác lí thuyết, Thủy Tiên liên tục gặp rắc rối khi số tiền cô thu được càng lúc càng lớn. Và vì rất thiếu kĩ năng để xử lí khủng hoảng, nên cả vợ chồng Thủy Tiên đã tự đặt mình vào vị trí bị lên án bởi một bộ phận không nhỏ dư luận.

Sai lầm thứ nhất chính là việc đặt mình vào thế đối đầu với chính quyền, trong khi vẫn phải nhờ cậy họ hỗ trợ trong việc giải ngân tiền từ thiện. Không khó để thấy được Thủy Tiên có ekip truyền thông đồng hành trong quá trình từ thiện – một tính toán để tối đa hóa danh tiếng có được nhờ sự kiện này. Thế nhưng, ekip này đã chọn con đường ngu xuẩn nhất: Tôn vinh Thủy Tiên bằng cách dìm chính quyền địa phương xuống. Nói theo tục ngữ của cha ông là chưa qua sống đã đấm b*** vào sóng, ăn cháo đái bát. Người ta bỏ công sức ra giúp đỡ mình, nhưng mình coi người ta như cỏ rác.

Trong livestream, trợ lý mớm lời cho Thủy Tiên “Thương ông quá, không có ai hỗ trợ gì hết trơn” để cô lặp lại như cái máy. Còn trên fanpage của Thủy Tiên, cô rất tích cực xóa comment của antifan, trong khi dung túng cho những comment lên án chính quyền một cách tràn lan. Tình hình còn tệ hại hơn ở fanpage Thủy Tiên FC, khi liên tục đăng tải những nội dung vu khống chính quyền, chửi bới antifan (Thủy Tiên chưa bao giờ phủ nhận sự liên quan đến fanpage này, mặc nhiên giữ im lặng coi như không biết gì, trong khi rất tích cực quay clip quảng cáo và xóa comment của antifan).

Chính quyền địa phương lâm vào thế lưỡng nan: Không hỗ trợ Thủy Tiên, thì chắc chắn là bị đưa lên đoạn đầu đài của đám fan cuồng. Nhưng nếu hỗ trợ, thì lợi lộc Thủy Tiên hưởng hết, còn trăm ngàn búa rìu trút lên đầu những người công bộc của nhân dân.

Thủy Tiên luôn nói rằng cô sẽ độc lập giải ngân tiền ủng hộ của các MTQ, mà không thông qua MTTQVN, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của các địa phương (mà sau này cô cũng thừa nhận trên fanpage của mình), thì Thủy Tiên không thể làm được điều ấy.

Trước khi nói ra những lời cay đắng với chính quyền địa phương vùng lũ, hãy nhớ về những bí thư xã bị vùi lấp cả nhà trong lở đất, những cán bộ xã, cán bộ huyện hi sinh khi đi cứu dân. Ở đâu đó, có thể có quan tham, nhưng ở cấp cơ sở, trong bão lũ, các cán bộ của Nhà nước đang phải gạt đi chuyện riêng của mình để lo cho nhân dân.

Sai lầm thứ hai đến từ sự tùy hứng trong giải ngân. Cô vô tư vay tiền 200 triệu đồng tiền mặt của một bà tạp hóa nào đó, để chuyển trả bằng tiền trong tài khoản. Có nơi cô cho 1 triệu/hộ, có nơi 3 triệu/hộ, có nơi lại 6 triệu/hộ. Đặc biệt, có nơi cô thương quá, cho luôn hơn trăm triệu trả nợ. Đó là dựa trên nguyên tắc nào, đạo lý nào?

Hộ dân có cả trại gà hàng trăm triệu đồng thì được cho vài trăm triệu trả nợ. Người dân còn mỗi chỉ vàng đeo trên người phòng thân sau lũ thì không được hỗ trợ. Người sơn móng chân, móng tay không được hỗ trợ. Chính quyền địa phương cất công đi đo từng nhà xem nước ngập bao nhiêu. Thủy Tiên nói cứ đủ 1 mét thì được hỗ trợ (bản thân chỉ tiêu ngập 1 mét này đã là vớ vẩn), nhưng riêng nhà trưởng xóm thì không hỗ trợ. Đó là dựa trên nguyên tắc nào, đạo lý nào?

Đó là còn chưa nói đến những điều không được kể rộng rãi trên mạng, về thái độ tiền hậu bất nhất của Thủy Tiên và ekip, nói một đằng, làm một nẻo, hứa một đường, cho một hướng, v.v… làm chính quyền địa phương bở hơi tai chạy theo.

Hãy thử tưởng tượng, nếu như chính quyền địa phương cũng làm việc vô nguyên tắc như thế, bạn sẽ nghĩ gì, làm gì?

Sai lầm thứ ba và cũng là quan trọng nhất, đến từ việc kiên quyết không chịu nhận thức những sai lầm của bản thân. Thủy Tiên nói rất nhiều về sự khổ sở, mệt mỏi của bản thân, cô nhấn mạnh rằng mình làm không công (mặc dù sau đó thì cô đăng bài quảng cáo sản phẩm, và giới agency cũng thừa biết giá book bài của Thủy Tiên đang tăng theo cấp số nhân trong một tháng vừa qua). Và vì vậy, cô kiên quyết không nhận sai.

Đồng ý rằng: Ngay cả khi Thủy Tiên gián tiếp hưởng lợi từ sự nổi tiếng, thì việc cô bỏ công sức, thời gian đi làm từ thiện cũng là việc tốt, là giúp người. Ai cũng có thể phạm sai lầm, nhưng khi được góp ý thì cần phải tiếp thu và sửa đổi, chứ không phải tốc váy lên: A, tui đi giúp người không công mà các người còn soi mói tôi, tui xin lỗi các người, được chưa?

Có thể lấy hai ví dụ để phân tích chi tiết quyết tâm ăn thua đủ của Thủy Tiên với những người cố gắng chỉ ra rằng cô đã sai:

VD 1: Với bác trưởng xóm ở Hải Lăng, Quảng Trị. Nhà bác bị ngập trên 1 mét, đúng theo tiêu chí được hưởng hỗ trợ mà Thủy Tiên đưa ra. Nhưng Thủy Tiên kiên quyết không chấp nhận.

Đỉnh điểm của sự việc, là ekip của Thủy Tiên quay lại Hải Lăng, chọn góc chụp đẹp nhất, photoshop cho lung linh nhất, để chứng minh là bác trưởng xóm rất giàu có, có nhà xây bê tông tường gạch. Có lẽ cô cho rằng bác trưởng xóm là “chính quyền”, là “lãnh đạo”, nghĩa là tham nhũng, là tiêu cực, không xứng đáng được hỗ trợ.

Đám Tiên con được cổ vũ, nhao vào cắn xé bác trưởng xóm và gia đình. Con gái bác sảy thai không lâu sau đó. Bác trưởng xóm là chức danh không thường xuyên, chỉ có phụ cấp vài trăm ngàn đồng. Bác lặn lội đi đo từng nhà xem nước ngập bao nhiêu, bác hỗ trợ ekip của Thủy Tiên, để rồi bác nhận về mình từng ấy cay đắng.

Mấy triệu đồng từ thiện, liệu có xứng đáng để hạ nhục một con người như thế?

VD 2: Trước nhiều chỉ trích đối với Thủy Tiên, Công Vinh chọn cách đăng ảnh và tên tuổi của các bạn antifan lên mạng xã hội, đe dọa sẽ gửi hồ sơ của các bạn này đến cơ quan điều tra. Điều buồn cười, là sau đó chính Công Vinh phải xóa bài, vì anh đã vi phạm quyền nhân thân của người khác đối với hình ảnh cá nhân của họ. Không lâu sau đó, lộ diện hình ảnh vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên đến làm việc tại cơ quan công an. Có lẽ ai cũng hiểu lí do vì sao (!)

Công Vinh chữa thẹn rằng anh đã lấy được thông tin để bàn giao cho luật sư. Sau đó, Thủy Tiên đăng lên một status mà cá nhân mình phải tởm lợm vì mức độ đạo đức giả. Thủy Tiên nói rằng cô có thể kiện các antifan, nhưng cô sẽ không làm thế vì cô đã đi “điều tra”, thấy các bạn antifan nhà đều nghèo, nên sẽ không có tiền bồi thường. Cô “thương” các antifan nên sẽ nhận đắng cay về mình mà không kiện cáo.

Là một cử nhân luật Trường Đại học Luật Hà Nội, với GPA 3.36 (bằng giỏi, of course), và vẫn đang tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành, mình phát lợm giọng khi đọc được những dòng ấy. Thực tế thì những ai đã học đến năm thứ hai trường luật cũng hiểu rằng: Cơ chế kiện đòi bồi thường thiệt hại do bị xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm là rất phức tạp, khó chứng minh được thiệt hại. Trong khi đó, chính Công Vinh mới là người sai trước. Ngay cả khi chứng minh được vi phạm, thì mức tiền bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cũng không thể vượt quá 10 tháng lương cơ sở (khoảng 15 triệu đồng, theo khoản 2 điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Và vì vậy, nên mình nói thẳng là nếu khởi kiện thì chưa biết thắng thua, nhưng kể cả thắng kiện thì số tiền đòi được may ra chỉ đủ trả tiền cho luật sư ăn trưa và uống nước trong quá trình hầu kiện. Thủy Tiên tưởng rằng độc giả của cô là gà, nên mới chăn họ bằng cách nói rằng cô không muốn kiện cho antifan tán gia bại sản.

Đám Tiên con được chủ dung dưỡng thả sức tung hoàng, fanpage Thủy Tiên FC cao giọng khoe khoang rằng fan của Thủy Tiên toàn là những người có địa vị cao trong xã hội, là giám đốc, là thạc sĩ, v.v… sẽ gửi thư về tận nơi làm việc của anti fan để các bạn bị đuổi việc (Are u kidding me ???)

Đúng lúc tình hình đang căng thẳng, thì gió đổi chiều: Liên tiếp là báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, rồi Đài Truyền hình Việt Nam VTV lên bài “nhắc nhở” Thủy Tiên. Báo Nhân dân là tiếng nói của Đảng cầm quyền, VTV là nhà đài quốc gia, báo Quân đội là cơ quan ngôn luận của quân đội nhân dân. Nói vậy, đủ hiểu rằng quan điểm của Nhà nước đối với Thủy Tiên là như thế nào.

Trong tình huống đó, Thủy Tiên và ekip của mình đã thực hiện một cuộc chạy nước rút để khép lại phi vụ từ thiện của mình. Logic của cuộc chạy nước rút này rất đơn giản, dựa trên một số thủ đoạn truyền thông và đánh lạc hướng, cụ thể như sau:

1. Từ khi bắt đầu hoạt động từ thiện của mình, Thủy Tiên liên tục bị đặt nghi vấn về ba vấn đề: (i) sự minh bạch, (ii) về nguyên tắc trong giải ngân, và (iii) về cách hành xử, thái độ trong phân phát quà từ thiện. Vì những lí do đó, mà Thủy Tiên có nhiều anti fan, và thậm chí đỉnh điểm là bị các cơ quan báo chí nhà nước nhắc khéo trong một số bản tin.

2. Để phản công, cần chuẩn bị một số “chứng cứ” về sự minh bạch (nội dung i). Sau đó tung các chứng cứ này lên vào thời điểm quyết định, rồi huy động Tiên con phản công diện rộng.

Thủ đoạn phản công là chỉ tập trung vào nội dung minh bạch, nói rằng Thủy Tiên rất công khai, minh bạch, đúng ý muốn của antifan, rằng antifan chỉ là đồ soi mói, không làm được còn ngồi phá.

3. Cách phản công bằng nội dung minh bạch sẽ lấp liếm luôn toàn bộ các cáo buộc về cả ba nội dung.

Ví dụ: với những người lên án Thủy Tiên vì sự vô nguyên tắc trong giải ngân, Tiên con sẽ gào rống lên “cái quan trọng là đã giúp được người dân, còn mày có giúp được gì không mà ngồi đó soi mói”.

Với những người chất vấn về giá trị pháp lý của mớ giấy lộn mà Thủy Tiên đăng lên mạng, Tiên con sẽ ngoạc mồm ra “dấu đỏ của Nhà nước, xác nhận của chính quyền mà mày còn không tin”.

4. Như vậy, bằng cách thu hút sự chú ý ngắn hạn của dư luận về một vấn đề, một sự kiện, Thủy Tiên đương nhiên tẩy trắng được toàn bộ tất cả các nghi vấn về quá trình làm từ thiện của mình.

Đây là thủ đoạn truyền thông không mới, nhưng cũng rất nhiều người mắc bẫy. Nhưng chỉ cần nhìn toàn cảnh, thì sẽ thấy được ý đồ của ekip truyền thông cho Thủy Tiên, khi giữ lại những chứng cứ về sự minh bạch như con bài tẩy cuối cùng, để thao túng dư luận.

Thế nhưng, như đã nói, người dân không phải là gà. Những thủ đoạn truyền thông có thể lừa được đa số, nhưng không thể lừa được tất cả.

Trước hết, cần khẳng định rằng: Ngay cả khi hoàn toàn vô tư không vụ lợi trong quá trình giải ngân tiền từ thiện, thì Thủy Tiên cũng được hưởng lợi không nhỏ từ danh tiếng có được. Danh tiếng đó trực tiếp chuyển thành tiền bạc thông qua các hợp đồng truyền thông.

Tiếp đến, những “chứng cứ” mà Thủy Tiên đưa ra không làm thay đổi bản chất những hành động giải ngân cẩu thả, vô nguyên tắc, cũng như cách ứng xử và thái độ tiêu cực của Thủy Tiên đối với người khác trong quá trình giải ngân. Vì danh tiếng của bản thân mình, Thủy Tiên không ngần ngại đạp người khác xuống, vu vạ cho chính quyền địa phương, thả cho Tiên con đi cắn càn. Đó là những điều mà theo mình là không thể nào tha thứ.

Cuối cùng, sau khi phân tích bối cảnh, chúng ta trực tiếp đi vào phân tích những “chứng cứ” mà Thủy Tiên đưa ra về sự minh bạch, để thấy được hết tất cả sự nực cười của nó.

Sau khi làm giới luật sư cười vỡ bụng vì màn dọa kiện các antifan tán gia bại sản, Thủy Tiên tiếp tục làm giới kế toán, kiểm toán phải đốt bằng vì cảm thấy xấu hổ. Nếu không kể các tài liệu liên quan (chừng gần ba mươi tờ giấy A4), thì bản khái toán của Thủy Tiên nằm trọn vẹn trong một mặt giấy A4 viết tay. Nói cách khác, 178 tỉ đồng đã được giải ngân trọn vẹn chỉ bằng chưa đầy một mặt giấy. Nghe đến đây, chắc hẳn kiểm toán Big 4, KPMG với Deloitte chỉ còn biết ngửa mặt than trời: Trời đã sinh ra kiểm toán, sao còn sinh ra Thủy Tiên? Một cái công ty hạng ruồi với doanh thu chừng chục tỉ đồng đã có hàng chồng sổ sách cao phát ngốt người, vậy nhưng 178 tỉ đồng đã được giải ngân chỉ bằng một tờ giấy lộn.

Thứ nhất, Thủy Tiên đã tiền hậu bất nhất khi nói rằng mình có một tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện, nhưng hóa ra chỉ tiếp nhận tiền từ thiện bằng tài khoản cá nhân. Bản thân việc nhập nhằng giữa tiền riêng và tiền chung này đã khó chấp nhận. Điều đó khiến cho bản “sao kê” tài khoản ngân hàng của Thủy Tiên chỉ có chiều rút tiền ra (báo nợ) mà không thể hiện tiền gửi vào (báo có).

Sau đó, Thủy Tiên cho rằng số lượt chuyển khoản lên đến hàng triệu lượt, nên in ra sẽ … tốn giấy. Hỡi ôi, thời đại công nghệ 4.0, tại sao không scan rồi đưa file lên Google Drive, dẫn link là được mà Thủy Tiên? Vietcombank thu phí sao kê chỉ 5.000đ một tờ, có đắt lắm đâu nhỉ?

Thực ra, việc thiếu vắng bản sao kê tài khoản ngân hàng đầy đủ sẽ dẫn đến nhiều nghi vấn về các thủ đoạn liên quan đến dòng tiền. Chúng ta đều nhớ rằng: Sở dĩ MC Phan Anh thu được đến hơn 24 tỉ đồng, là vì trước đó anh ta đã “mồi” trước vào đó 500 triệu đồng tiền của cá nhân. Bản thân Thủy Tiên cũng nói rằng chỉ trong chưa đầy hai ngày đầu tiên sau khi kêu gọi quyên góp, cô đã thu được đến 20 tỉ đồng. Điều này liệu có phải sự thực?

Và đây chỉ là một ví dụ thôi, chứ thực ra thì có đến hàng ngàn hàng vạn thủ đoạn làm phép với tài khoản ngân hàng. Đấy là lí do vì sao người ta sinh ra cái gọi là “chuẩn mực kế toán”.

Thứ hai, bàn tiếp về mặt giấy A4 viết tay của Thủy Tiên, mình không biết phải so sánh nó với cái gì đó phù hợp hơn tờ giấy lộn, vì nó sai tùm lum từ đầu đến cuối. Số tiền chia cho số hộ dân thì ra số vô tỉ, không rõ là 960 triệu đồng chia cho 129 hộ dân thì chia kiểu gì cho đều? Hay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam in riêng tờ tiền số vô tỉ cho Thủy Tiên đi từ thiện?

Còn chưa nói đến việc, khi so sánh với những thông tin mà Thủy Tiên đã đưa lên fanpage chính thức của cô, thì số tiền, số hộ được phát quà, và số phần quà hoàn toàn không khớp nhau. Lấy ví dụ, trong đợt từ thiện cuối cùng, Thủy Tiên rút ra 63 tỉ đồng bằng 4 lần trong 2 ngày 19-20/11/2020. Vậy nhưng số tiền giải ngân trong đợt cuối ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, và ba xã của Thừa Thiên – Huế lại chỉ hơn 35 tỉ đồng. Vậy thì số tiền chênh lệch là vì sao?

Thứ ba, và cũng là quan trọng nhất, chỗ dựa của Thủy Tiên chính là mấy tờ giấy có dấu đỏ. Đấy chính là lí do cơ bản cho các fan cuồng mở đợt phản công gỡ gạc lại danh tiếng cho chủ.

Trước hết, cần vả vào mồm các Tiên con, rằng đây không phải là xác nhận của chính quyền. Trong số 22 văn bản xác nhận mà Thủy Tiên cung cấp:

– Có 17 văn bản đóng dấu của MTTQVN các cấp, các địa phương khác nhau;

– Có 03 văn bản đóng dấu của UBND các cấp, các địa phương khác nhau;

– Có 01 văn bản đóng dấu của Ban Dân vận (một cơ quan của Tỉnh ủy Quảng Ngãi);

– Có 01 văn bản của Sở lao động thương binh và xã hội;

Như vậy, có đến 18/22 văn bản là được ký bởi các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội. Chỉ có 4/22 văn bản tạm có thể gọi là thuộc phạm vi chính quyền ký. Tại sao tôi phải thống kê rõ như vậy ? Đa số các Tiên con ra sức gào rống rằng MTTQVN và Ban Dân vận là … chính quyền.

Quan trọng hơn nữa, hình thức của các văn bản này vô cùng lôm côm, sai chính tả, sai ngày tháng, không cái nào giống cái nào. Nhiều bạn cho rằng điều này do trình độ của cán bộ yếu kém. Thực ra không đơn giản như thế. Phần lớn những văn bản này không thuộc bất cứ một loại văn bản hành chính thông dụng nào (quy định tại điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư). Nghị định 30 thay thế Thông tư 01 của Bộ Nội vụ, qui định về thể thức trình bày văn bản, không trực tiếp điều chỉnh các văn bản của MTTQVN. Tuy nhiên, điều 2 của Nghị định 30 yêu cầu các tổ chức Đảng, MTTQVN phải căn cứ vào Nghị định này và qui định của Đảng để áp dụng cho phù hợp.

Thảm hại nhất là văn bản phải có số để lưu vào sổ công văn đi, nhưng nhiều văn bản còn … chẳng thèm có số (nghĩa là chả thèm lưu trữ lại bản sao văn bản). Có văn bản được kí và đóng dấu vào ngày 22/11/2020, nghĩa là ngày Chủ nhật. Có hai văn bản đồng thời xác nhận vào cùng một thời điểm, Thủy Tiên đồng thời trực tiếp phát quà ở hai địa phương khác nhau. Có văn bản xác nhận Thủy Tiên phát quà tại Quảng Bình, trong khi cả ngày hôm đó Thủy Tiên mải mê livestream ở … Hà Tĩnh.

Lại có văn bản ghi nhận Thủy Tiên ủng hộ “khoảng” 33,4 tỉ đồng, có văn bản ghi nhận Thủy Tiên trao 2.632 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng, nhưng tổng chi lại là 2.616.000.000 đồng (!). Có nơi thì ghi “trị giá trung bình” suất quà là 1 triệu đồng/hộ (hàm ý là Thủy Tiên phát quà tùy hứng lắm, lúc ít, lúc nhiều).

Lí do cho những sự việc này, không hẳn là do cán bộ kém, mà phức tạp hơn thế: Thủy Tiên đưa ra cho họ một yêu cầu phi chính tắc, nên họ đáp lại bằng văn bản phi chính tắc, ghi những thông tin mù mờ, sai sót. Điều này tránh cho các cơ quan này khỏi rủi ro pháp lý có thể xảy ra, nếu như có kiện cáo về vấn đề này.

Về bản chất, các cơ quan này hoàn toàn không nắm được thực sự Thủy Tiên đã trao quà ở đâu, trao lúc nào, và trao bao nhiêu. Trong một tuần lễ từ ngày 15-22/11/2020, ekip của Thủy Tiên vội vã chạy vạy một số giấy tờ xác nhận để làm chiến dịch truyền thông phản công antifan, nên không bao giờ họ có được đầy đủ chứng lý.

Trong một đoạn bình luận ngay dưới status ngày 23/11/2020, ca sĩ Thủy Tiên có nói: “Xem live stream các bạn thấy bao giờ đem tiền vào tụi mình cũng đưa chính quyền kiểm đếm công khai trước mặt dân và livetream, sau khi phát xong chính quyền cùng Tiên xác nhận số tiền mặt dư hay thiếu và cùng đếm phiếu dư hay thiếu sau đó tiến hành ký biên bản xác nhận tại chỗ ạ”. Trên thực tế, bình luận này do là hoàn toàn sai, không đúng sự thật.

Lẽ đơn giản, ngay từ đầu Thủy Tiên đã tuyên bố không tin ai, không giao tiền cho MTTQVN mà trực tiếp trao quà. Vậy nên, MTTQVN và chính quyền địa phương chỉ có thể hỗ trợ mà thôi. Pháp luật cũng không có qui định trao cho họ thẩm quyền kiểm soát số tiền mà Thủy Tiên phân phát. Do đó, không có chuyện chính quyền tham gia đếm tiền cùng đoàn từ thiện của Thủy Tiên, vì họ không có thẩm quyền.

Có người đã cất công đối chiếu từng chi tiết, và lột trần sự thật:

Người cuối cùng Công Vinh phát tiền là một chị mặc áo khoác, đeo khẩu trang xanh, đội nón bảo hiểm: phút 42:33 – sau đó cho đến hết clip phút 43:01: hoàn toàn không có sự kiểm đếm tiền của chính quyền và các đơn vị khác. Chỉ có một anh thuộc ekip đoàn từ thiện (mặc áo sơ mi đóng thùng) lấy tờ giấy đọc cho đại diện chính quyền và yêu cầu “…Ký đi, ký đi….!!”.

Người cuối cùng Thủy Tiên phát tiền là một anh áo đỏ, ngay phút: 34:26 cho đến hết clip, phút 34:35 : hoàn toàn không có sự kiểm đếm tiền của chính quyền và các đơn vị khác.

Để kết lại, hoàn toàn không có sự kiểm đếm tiền của chính quyền và các đơn vị khác đối với số tiền từ thiện của đoàn Thủy Tiên. Cho nên việc Thủy Tiên bình luận “đưa chính quyền kiểm đếm công khai trước mặt dân” là hoàn toàn sai sự thật, không thể coi việc đoàn thông báo tổng tiền cho đại diện chính quyền như là chính quyền đã giám sát hay kiểm đếm được.

Cuối cùng, để chốt lại: Không có chuẩn mực kế toán nào coi mấy tờ giấy mà Thủy Tiên đưa lên là “minh bạch”, chỉ có đám Tiên con thì động cỡn lên mà thôi. Các văn bản có đóng dấu của các cơ quan, đơn vị mà Thủy Tiên đưa ra phần lớn là không phù hợp về thể thức, và tất cả đều không có giá trị chứng minh về giải ngân tài chính. Thủy Tiên không tin ai, nhưng bây giờ lại mong mọi người hãy tin Tiên chỉ bằng một tờ giấy A4 viết tay.

Tuy nhiên, với nước đi này, Thủy Tiên sẽ huy động được đám Tiên con đông đảo để động rồ lên đấu tố bất cứ ai còn trí não để suy nghĩ. Bất cứ ai chỉ ra những điểm bất thường sẽ đều bị coi là kẻ soi mói, ghen tị với Phật Bà Quảng Châu. Chỉ cần khư khư như đười ươi giữ ống, bấu víu vào những con dấu đỏ trên một văn bản ất ở nào đó.

Bằng việc đánh lạc hướng dư luận về vấn đề minh bạch tài chính, chỉ bằng mấy tờ giấy A4, Thủy Tiên đã khỏa lấp hoàn toàn những chỉ trích về bản thân.

Có lẽ, sau ngày hôm nay, sóng gió sẽ qua với Thủy Tiên (nếu như không ai kiện cáo gì và các cơ quan chức năng liên quan không bị yêu cầu giải trình về các văn bản phi chính thống mà họ ban hành). Tuy nhiên, với góc nhìn của tôi, xét theo những tiêu chuẩn tối thiểu về giải ngân, vĩnh viễn không bao giờ Thủy Tiên chứng minh được sự minh bạch trong giải ngân tiền từ thiện, chưa nói đến vấn đề khác.

Đó không phải là minh bạch, đó chỉ là “chiêu trò minh bạch” mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *