Những điều tuyệt đối không được làm trong đám cưới nếu muốn hạnh phúc dài lâu

Đám cưới là một trong những ngày trọng đại nhất trong cuộc đời con gái. Có những điều kiêng kị trong ngày này bạn nhất định không được phạm phải, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này đó.

Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhất là trong những dịp quan trọng như đám cưới. Những điều kiêng kỵ dưới đây, mặc dù đã được lưu truyền khá lâu nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết.

Chọn ngày tổ chức đám cưới

Trước giờ mỗi khi có đám cưới hay xây cất nhà gì đó thì ông bà ta đều phải xem ngày lành tháng tốt rất kĩ càng. Chưa có bằng chứng khoa học nào xác nhận ngày tháng đó là có tốt hay không và sẽ xảy ra chuyện gì sau này.

Nhưng phong tục tập quán ông bà ngày xưa là vậy rồi, mà việc xem ngày tháng tốt để tiến hành cũng làm chúng ta cảm thấy an tâm hơn. Ngoài ra theo quan niệm tâm linh, cô dâu không được cưới khi số tuổi có các số 1, 3, 6, 8 ở phía đuôi vì như vậy trong cuộc sống vợ chồng sẽ gặp nhiều phiền phức, dễ dẫn đến tan vỡ hoặc rất khó có con.

Không tổ chức đám cưới khi trong nhà có tang

Đám cưới là việc trọng đại của hai người, để tránh gặp phải những điều kém may mắn, và bất lợi trong cuộc sống hôn nhân nên thông thường khi trong nhà có tang, đám cưới sẽ bị hoãn lại. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bất khả kháng người ta vẫn có thể tổ chức đám cưới, người ta gọi là cưới chạy tang.

Bàn thờ để làm lễ gia tiên phải chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận

Lễ gia tiên, là nghi thức bắt buộc khi tổ chức đám cưới. Trong lễ này, cô dâu và chú rễ sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng thành kính, cầu mong ông bà phù hộ cho cuộc sống vợ chồng được hạnh phúc dài lâu.

Trên bàn thờ gia tiên của cả nhà trai và nhà gái, phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm như gà, xôi, rượu, hoa quả và vàng mã. Phần quan trọng nhất trong buổi lễ gia tiên đó là cặp đèn cầy long phụng.

Nhà trai sẽ chuẩn bị cặp đèn cầy, còn nhà gái chuẩn bị cặp chân đèn sao cho chúng vừa khớp với nhau. Điều này rất quan trọng, vì đèn và chân đèn khớp với nhau tượng trưng cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, hòa hợp. Còn ngược lại, khi chúng không khớp với nhau thì giữa vợ chồng sẽ nãy sinh nhiều mâu thuẫn, tranh cãi. Do đó, khi chuẩn bị hai bên gia đình cần bàn bạc trước với nhau cẩn thận.

Sau khi ra khỏi nhà mẹ đẻ, cô dâu không được ngoảnh đầu nhìn lại

Khi đã hoàn thành nghi lễ, cô dâu được chú rể rước ra khỏi nhà, lúc này cô dâu tuyệt đối không được ngoảnh đầu lại. Vì điều này báo hiệu trong tương lai cuộc sống vợ chồng sẽ gặp nhiều đổ vỡ cô dâu sẽ quay lại nhà mẹ đẻ.

Những cô dâu mang thai trước khi đám cưới, chỉ được đi vào bằng cửa sau

Theo quan niệm của người xưa để lại, cô dâu khi mang thai mà đi bằng cửa chính vào nhà chồng sẽ mang đến nhiều điều rủi. Do đó, khi vào nhà trai cô dâu sẽ phải đi bằng cửa sau. Nếu trong nhà không có cửa sau, cô dâu phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng trên than hồng để giải trừ những điều xui xẻo.

Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Theo đúng phong tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và tuyệt đối không được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài chào họ hàng vì người ta quan niệm làm như thế sẽ bị mất duyên.

Những người “vía nặng” không được vào phòng tân hôn

Phòng tân hôn là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới, chính vì vậy, người ta kiêng kỵ những người sau không được vào phòng tân hôn bao gồm: Phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… để tránh những điều bất lợi, không may cho đôi vợ chồng mới.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm. Mặc dù những điều kiêng kỵ này hướng tới mục tiêu giúp cho những cặp vợ chồng mới cưới được hạnh phúc lâu bền. Nhưng chúng ta cũng đừng quá tin tưởng vào những điều này, vì đó chỉ là những lời truyền miệng chưa được khoa học chứng minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *