Chú chó bị chôn vùi 18000 năm nhưng vẫn giữ nguyên vẹn bộ lông

Các nhà khoa học tại Thụy Điển mới đây vừa chia sẻ những hình ảnh “hiếm hoi” về một chú chó sói cổ đại được tìm thấy tại phía bắc Siberia.

Được biết, cái xác này đã bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu tại đây hơn 18000 năm – biến chú trở thành loài chó cổ đại nhất từng được loài người phát hiện ra.

Đáng quý hơn, xác của chú chó còn được bảo quản tốt một cách đáng ngạc nhiên: cơ thể còn nguyên bộ lông, răng và các bộ phận nội tạng.

Thậm chí nếu như chỉ nhìn qua cái xác, có khi nhiều người còn tưởng rằng đây mới chỉ là một chú cún mới qua đời mà thôi.

Được biết, mẫu vật được tìm thấy ở vùng băng vĩnh cửu tại phía bắc Siberia, cách thị trấn Belaya Gora một vài giờ đi bộ. Ngay sau đó, cái xác đã được chuyển về Nga và được nhóm nghiên cứu Châu Âu “đón tay”.


Vì có tuổi đời bắt đầu từ lúc loài sói bắt đầu được con người thuần hóa thành chó, cho nên hiện tại các nhà khoa học vẫn đang “đau đầu” không biết liệu chú cún này thuộc loài gì.

“Có thể nó là một con sói hoang dã hoặc là một con chó đang được loài người thuần hóa” – người đứng đầu dự án nghiên cứu, tiến sĩ Love Dalén nhận xét.

Chính vì những lý do trên mà cái xác được các nhà khoa học ưu ái đặt cho cái tên Dogor – mang nghĩa là chó hoặc sói trong tiếng Nga.

“Đây có thể là bằng chứng cho việc loài sói được con người thuần hóa thành chó. Dogor có thể là chú chó đầu tiên thế giới.” Dave Stanton, đồng sự của dự án nghiên cứu hào hứng cho biết.


Sau khi cẩn thận loại bỏ đất bùn và tắm rửa sạch sẽ cho Dogor, các nhà khoa học chụp những bức ảnh “vô giá” của chú chó con này. Có thể thấy, dù đã ngàn năm tuổi nhưng Dogor vẫn có vẻ gì đó rất đáng yêu và thân quen.

Cái xác được bảo quản tốt đến đáng kinh ngạc, trước cả khi chúng tôi làm sạch nó. Thú thực, chúng tôi không biết cái xác bao nhiêu tuổi. Tìm được cái xác dưới lớp băng vĩnh cửu không đồng nghĩa với việc nó có tuổi đời cổ đại. Có nhiều cái xác tương tự như vậy nhưng hóa ra cũng mới được vài thập kỷ mà thôi!

Vì vậy, dù hào hứng với cái xác nhưng chúng tôi vẫn có một sự hoài nghi nhất định khi nghiên cứu nó. Cơ mà sau khi kết quả quét carbon phóng xạ được in ra, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Cái xác đã trải qua hơn 18.000 tuổi rồi! Thật tuyệt vời. 18.000 năm trước là khoảng thời gian rất “thú vị” – đặc biệt là khi ranh giới giữa loài sói và chó đang dần được hình thành dưới bàn tay con người.

Chúng tôi hiện vẫn chưa thể phân loại được nó, bởi vì cái xác rơi đúng vào giữa điểm phân kỳ của họ nhà chó/sói. Vì vậy, nó có thể là một con chó hiện đại đầu tiên hoặc một con sói Pleistocene cổ đại.”

Đối với các nhà nghiên cứu, Dogor là một cái xác có thể nói lên được nhiều điều về tiến hóa và sự tác động của loài người lên sự tiến hóa của loài vật.

“Dù hơi bị hở ở phần xương sườn – được cho là nguyên nhân gây nên cái kết cho chú chó, vậy nhưng đây vẫn là một mẫu vật quý giá với chúng tôi!” Tổ nghiên cứu cho biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *