Suy ngẫm: Nhiều người bỏ bê con cái nhưng lại trông chờ con báo hiếu khi về già

Nhiều người không muốn cực khổ nuôi con, con sinh ra là do ngoài ý muốn, đối xử con cái tệ bạc nhưng luôn muốn nhận chữ hiếu về mình.

Ngày xưa, người ta không có bảo hiểm xã hội, không có lương hưu, người ta sinh con ra là để con cái nuôi lại cha mẹ khi về già. Cha mẹ sinh ra nhiều đứa với hy vọng đứa này không được thì đứa kia.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc có dân số lớn như thế. Thành quả lao động cá nhân được góp vào tài sản gia đình. Cha mẹ chết, tài sản gia đình này không được chia ra mà vẫn giữ nguyên với con trai trưởng nắm quyền điều hành, trừ phi có người con khác giỏi hơn anh ta.

Trải qua nhiều đời như vậy hình thành nên những gia tộc lớn với khối tài sản vô cùng khổng lồ, lực lượng lao động đông đảo và không hề thiếu nhân tài ở mọi lĩnh vực. Cạnh tranh trong gia tộc có khi còn khắc nghiệt hơn cạnh tranh ngoài xã hội. Sinh ra trong gia tộc thì phải làm việc cho gia tộc. Vị trí công việc dựa vào năng lực của anh. Đó là lý do dẫn đến cạnh tranh trong nội bộ gia tộc.

Đổi lại, gia tộc đảm bảo cuộc sống cho anh khi anh bị thương tật, mất sức hoặc già yếu. Đó là lý do vì sao người ta gắn bó với gia tộc. Cho đến ngày nay, nhiều thôn làng ở Trung Quốc thực tế chỉ có một gia tộc trong cái thôn làng ấy trải qua nhiều đời gắn bó với nhau. Có những thôn làng toàn triệu phú với nhà biệt thự xe hơi đắt tiền. Đó là do gia tộc ấy có người giỏi kinh doanh chứ không phải cả làng đều giỏi. Người kinh doanh giỏi ấy là người điều hành tài sản của gia tộc, không nhất định phải là con trai trưởng hay cháu đích tôn.

Ở Việt Nam cũng có sự ưu tiên con trai trưởng, cũng có cháu đích tôn nhưng những người đó lại không được giáo dục đầy đủ để quán xuyến tài sản của cha mẹ. Chúng ta có thể gặp những dòng họ vô cùng lớn với rất nhiều chi, nhánh nhưng sự gắn bó với nhau là cực kỳ lỏng lẻo, không ai phải chịu trách nhiệm với ai. Người ta chỉ gặp nhau khi đi đám giỗ ông bà.

family of mother, father and baby sitting at home with a tablet PC

Có nhiều gia đình, sự gắn kết không sâu sắc. Người ta chỉ muốn “nhận” chứ không muốn “cho”. Cha mẹ cực khổ nuôi con là “cho”, con nuôi lại cha mẹ là “nhận”. Nhiều cha mẹ không muốn cực khổ nuôi con, vì kém hiểu biết về sức khỏe sinh sản mà sinh con ngoài ý muốn nên đối xử với con cái không ra gì.

Vẫn có người được cha mẹ nuôi nấng đầy đủ, yêu thương hết mực nhưng vẫn bất hiếu thì sao? Đó là do nuông chiều con quá đáng biến nó thành “ông trời con”, ăn chơi trác táng, ích kỷ, dựa dẫm. Có người nói không muốn mình được sinh ra. Vâng, những người này sinh ra trong những gia đình như nào thì ai cũng đoán được.

Con cái là niềm vui của cha mẹ, cũng là tấm gương phản ánh thái độ sống của cha mẹ. Con cái lớn lên trở thành người như nào là do cha mẹ giáo dục như thế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *