Con gái hù nghỉ học nếu không có điện thoại, cha nghèo lấy 14 triệu tiền bán trà đá sắm liền

Câu chuyện ông bố bán trà đá lấy tiền tích cóp bao lâu để sắm ch‌o con gái chiếc điện thoại có giá khá cao khiến nhiều người tranh cãi.

Mọi người thường bảo có con mới hiểu lòng cha mẹ với những đứa con trót không thấu ch‌o nỗi cơ cực của mẹ cha. Ngẫm cũng đúng, nhất là khi câu chuyện ông bố bán trà đá lấy tiền tích cóp sắm ch‌o con gái điện thoại thông minh với cái giá cao mới thấm thía những lúc con khờ dại, nông n‌ổi mà chưa hiểu mẹ cha.

Người đàn ông bước vào cửa hàng điện thoại trong bộ quần áo lao động lấm lem, khuôn mặt dày sương dạn gió và hỏi mua một chiếc có giá hơn 14 triệu. Ông không phải mua ch‌o mình mà sắm ch‌o con gái ở nhà vì đứa con đưa yêu sách sẽ không đi học nếu không có trong tay chiếc điện thoại đời mới, thế là người bố đành lòng vét hết tiền tích cóp để dỗ con.

Xấp tiền lẻ được người bố cắc củm dành dụm. (Ảnh Internet)

Đến khi thanh toán, những ai có mặt ở cửa hàng đều nghẹn ngào khi thấy người đàn ông đưa ra những tờ tiền lẻ được vuốt thẳng thớm, chia ra thành từng cọc rõ ràng. Dù có vuốt đến đâu nhưng tiền lẻ đã qua tay nhiều người vẫn cứ oằn lên, phủ một lớp màu cũ kỹ. Nó cũng như cuộc đời của người đàn ông lam lũ, khắc khổ này, tưởng chừng đã héo úa vì gánh nặng mưu sinh nhưng bất ngờ lại khiến nhiều người chùng lòng, cố cất lại tiếng thở dài.

Sau khi tìm hiểu, người bố này mưu sinh nhờ vào hàng trà đá bên đường. Số tiền hơn 14 triệu là do tích cóp bao lâu nay, tưởng chừng để lo gia đình nhưng hóa ra lại dùng để đáp ứng ch‌o nhu cầu quá vô ích, hoang phí của cô con gái.

Thương ch‌o người bố bao nhiêu lại trách giận đứa con vô tâm với bố mẹ bấy nhiêu. Dù không rõ cô con gái bao nhiêu tuổi nhưng dựa vào thói đua đòi, se sua vật chất bề ngoài thì hẳn vẫn chưa trưởng thành. Ở tuổi mới lớn, phần lớn ai cũng có thói sĩ diện, sợ thua thiệt bạn bè mà quên mất hoàn cảnh gia đình thế nào. Nhìn cô con gái còn khờ dại, nông n‌ổi mà vừa xót xa ch‌o người bố vất vả, vừa tức giận vì bản tính vô tâm, chẳng để ý đến cha mẹ thế nào mà hành xử ch‌o đúng mực.

Trong khi gia đình còn khổ cực, ăn bữa nay đã lo bữa mai thì cô con gái lại bon chen, đua đòi với xã hội, với chúng bạn để nằng nặc đòi bố sắm ch‌o chiếc điện thoại đời mới. Hơn 14 triệu có thể chẳng nhằm nhò với nhà có điều kiện nhưng lại là gia tài tích cóp bao lâu, đổi từng ly trà đá vỉa hè, bao nhiêu mồ hôi mệt nhọc của người bố mới dành dụm được.

Cũng mới thấy đáng sợ khi thời buổi này những chiếc điện thoại lại có thể sai khiến con người. Nghe qua là “thông mình” nhưng lắm lúc người sở hữu chúng lại chẳng “thông minh” chút nào. từ bao giờ, điện thoại cũng nghiễm nhiên trở thành thứ để nhiều người lén soi mói, so sánh để xem ai giàu có hơn ai.

Thay vì ra sức đua đòi, bắt bố phải mua bằng được chiếc điện thoại đời mới, phải chi cô gái cố gắng học hành, chăm chỉ nỗ lực trong hoàn cảnh gia đình chẳng mấy dư dả để sau này thoát nghèo, báo đáp mẹ cha. Ngẫm mới thấm thía khi các cụ thường bảo, tới khi có con mới thấu hiểu nỗi lòng mẹ cha.

Còn nhỏ, được bảo bọc trong tình yêu thương vô điều kiện nên cứ nằng nặc đòi hỏi. Phải đến khi ra đời, va chạm nhiều mới rưng rưng nhận ra người dưng chẳng mấy ai đối đãi hết lòng như cha mẹ ở nhà. Rồi khi sinh con đẻ cái, gặp phải đứa con cũng đòi hỏi, vô tâm làm khổ mới nghẹn ngào nhớ đến cha mẹ.

Tuy nhiên, cũng lắm lúc có những câu chuyện ngược lại, khiến ai nấy đều rưng rưng khi con cái sớm thấu hiểu nỗi cơ cực của mẹ cha. Còn nhớ, từng có câu chuyện cậu bé học tiểu học đã biết dậy sớm, nhổ hành lá đem bán lấy tiền rồi dành dụm để phụ mẹ chữa trị ch‌o đứa em trai đang nằm viện.

Dù cậu bé còn nhỏ nhưng đã sớm nhận ra tình cảnh của gia đình, cố nghĩ cách để đỡ đần cha mẹ. Những tấm gương thế này mới tốt đẹp, đáng quý làm sao.

Nhìn chuyện của người mà phải nghĩ đến mình. Có thể nhiều khi bạn đã khôn lớn, đã bước qua độ tuổi đua đòi, chạy theo vật chất làm khổ bố mẹ nhưng có ai dám tự xưng mình không vô tâm. Giữa những cơn “say mồi” của thành công, danh vọng, lắm lúc chúng ta hời hợt với bố mẹ già ở nhà.

Thuở nhỏ thì nằng nặc đòi mua này sắm kia để không thua thiệt, lớn lên thì bị kéo đi bởi công việc, bạn bè tụ tập đàn đúm. Có lúc nào, chúng ta đã biết nghĩ, biết thấu hiểu ch‌o mẹ cha, hay dù 40 50 tuổi vẫn là đứa con vô tâm?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *