Bà cụ nhặt ve chai khóc nghẹn kể về con trai, con dâu bất hiếu: Chúng đóng cửa cho nhịn đói

Từ xưa đến nay người ta hay nói một mẹ có thể nuôi 10 con nhưng 10 con không thể nuôi được 1 mẹ, quả thật đúng lắm.

Trên facebook chia sẻ đoạn clip phỏng vấn một bà cụ làm nghề nhặt ve chai, sống lay lắt trên đường đã nhận được nhiều sự chú ý. Ngồi bên vệ đường, bằng chất giọng run run, thật thà chất phát, bà Năm kể về gia cảnh của mình vô cùng éo le. Bà có người con trai, con dâu và 2 đứa cháu nội. Ngày cưới vợ cho con, bà 7 tháng “làm dâu”, lo cho 2 con tất tần tật từ chuyện ăn uống đến sinh hoạt phí trong nhà mà không nề hà. Đến khi các con vững vàng kinh tế thì cũng là lúc họ đối xử với bà không ra gì.

Bà kể, con dâu dặn 2 đứa con trai rằng bà nội cho gì cũng không được ăn. Bởi người con dâu nghĩ rằng bà đi lượm đồ thiu, đồ quá hạn về cho cháu thì ăn vào sẽ sinh bệnh. Bà có nhà nhưng rất ít khi về, hàng ngày mưu sinh bằng công việc lượm ve chai. Có ngày lượm được 20-30 nghìn, nói chung ngày nắng ngày mưa thất thường. Bữa ăn của bà là những miếng cơm thừa người ta bỏ lại, bà cố ăn cho qua ngày. Còn con trai và con dâu, có miếng cá ngon cũng ăn hết chẳng chừa phần bà, có dây trầu bà để dành ăn cho vui cũng bị họ nhổ bỏ, coi như mẹ đã chết từ lâu. Làm con mà đối đãi với cha mẹ thế đấy.

Trong suốt quá trình trò chuyện, bà Năm biết bao lần lấy tay lau đi giọt nước mắt đang giàn giụa trên mặt. Tuổi tác đã cao, con trai con dâu đầy đủ chứ có phải không đâu. Ấy thế mà bà vẫn phải miệt mài mưu sinh, đẩy chiếc xe đạp cũ rong ruổi trên các tuyến đường lượm ve chai. Có ngày người ta lượm hết, bà đành ngậm ngùi vì mình chậm chân hơn. Đêm xuống lề đường là nhà, chỗ nào cảm thấy an toàn thì bà ngả lưng. Tứ cố vô thân, bà chấp nhận bởi bà biết rằng chỉ có mình tự thương lấy, lo lấy chứ có ai lo được cho mình nữa đâu. Bệnh tật ở tuổi này là không tránh khỏi, ngày nào có tiền thì mua thuốc, không tiền thì phải cố vượt qua.

Lắng nghe câu chuyện dài hơn 6 phút của gia đình bà Năm, ai nấy đều rớt nước mắt vì xót thương bà. Dù có ẩn tình nào phía sau câu chuyện hay không nhưng bà vừa nói vừa rơi nước mắt cho thấy sự uất ức, tủi thân đã dồn nén quá lâu. Có ai làm cha mẹ rồi mới hiểu được nỗi lòng của cha mẹ, sinh con ra nuôi lớn, tạo điều kiện cho con yên bề gia thất khổng phải là chuyện dễ dàng gì. Đó là cả cuộc đời hy sinh, là những ngày gồng gánh vất vả chỉ mong con khôn lớn thành người.

Dù con có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, trong mắt cha mẹ con cũng chỉ là đứa trẻ cần được bảo vệ, yêu thương. Ở cái tuổi gần đất xa trời, cả cuộc đời thanh xuân mẹ còn cho con được thì tiếc gì cái nhà, miếng đất.

Nhưng than ôi, con cái đâu phải lúc nào cũng hiểu được tấm lòng cha mẹ. Chúng nghĩ rằng cha mẹ lo cho con là trách nhiệm, là lẽ đương nhiên. Chính vì vậy mà không ngừng đòi hỏi, hạnh họe từ khi lọt lòng đến lúc lớn lên, chúng không hiểu hết được sự hy sinh cao cả của đấng sinh thành và nghĩa vụ của mình trong việc làm tròn chữ hiếu. Như trong câu chuyện này, bà Năm một mình mưu sinh ngoài đường, vất vả bao nhiêu cũng không làm bà buồn bằng sự lạnh nhạt, bất hiếu của con cái. Chẳng có chuyện gì làm bà phải rớt nước mắt trừ chuyện về vợ chồng đứa con trai.

Người ta nói “cha mẹ sinh con, trời sanh tánh” cũng đúng. Chẳng có người cha, người mẹ nào muốn con mình bất hiếu cả, chỉ là vì tánh khí của chúng là thế, trong mắt chúng xem cha mẹ như gánh nặng, như nợ đời. Thế nên chúng thoải mái đối xử tàn tệ, coi thường và thậm chí là đuổi ra khỏi nhà không chút áy náy. Nhưng trời cao có mắt, gieo nhân nào gặt quả nấy. Đời còn dài lắm, cứ bình tĩnh mà nhận trái đắng do mình gieo đi.

(Ảnh chụp màn hình, nguồn: Tin Tức Miền Tây)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *