Hành trình thoát nạn đầy ám ảnh của nhóm người trở về từ thủy điện Rào Trăng 3

Kể về hành trình trở về kỳ diệu từ Rào Trăng 3, nhóm công nhân thoát ????ạn vẫn chưa hết bàng hoàng. Cả nhóm tự cứu nhau, cõng nhau chạy khỏi lưỡi hái.

Vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 khiến nhiều người ????hết và ????ất tíc????, trong đó có 7 công nhân bị lớp đất đá vùi lấp nhưng may mắn thoát ????ạn. Họ thay phiên cõng nhau, chạy hơn 2 giờ đồng hồ giữa đêm để giật lấy sự sống.

Theo thông tin từ báo Lao Động, sáng ngày 15/10, Bệnh viện Đa khoa Bình Điền, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế hiện vẫn đang thực hiện công tác theo dõi, điều trị cho các bệnh nhân may mắn thoát ????ạn trong vụ sạt lở ở Rào Trăng 3.

Lời kể kể đầy ám ảnh của nạn nhân

Anh Hồ Văn Thoàn (27 tuổi, trú huyện Đắk Rông, tỉnh Quảng Trị) dù đã may mắn thoát ????ạn nhưng đến giờ vẫn chưa hết bàng hoàng, anh vẫn chưa thể tin bản thân đã sống sót sau trận sạt lở kinh hoàng.

“Khuya ngày 12/10, tôi cùng 6 công nhân khác đang ngủ trong lán thì nghe một tiếng nổ vang trời. Lúc này biết có chuyện chẳng lành nên mọi người hô hào rời khỏi lán. Ngay lập tức, hàng nghìn lớp bùn, đất đá từ khắp nơi đổ xuống, san bằng lán trại. Tất cả chúng tôi không kip trở tay, bị lớp đất đá tầng tầng lớp lớp vùi lấp.”, anh Hồ Văn Thoàn nhớ lại.

Anh Hồ Văn Thoàn – một trong những nạn nhân thoát nạn tại Rào Trăng 3.

Bất lực, anh Thoàn dùng chút sức lực còn lại hét lớn “Anh em đâu cả rồi!”

Đáp lại là vài tiếng cầu cứu yếu ớt, giữa đêm khuya, 7 công nhân cố gắng bò ra khỏi đống bùn lầy, cùng nhau di chuyển lên khu vực Rào Trăng 4 để thoát ????ạn.

“Sau trận sạt lở, toàn bộ anh em trong lán đều bị trầy xướt, quần áo rách tươm. Khu nhà điều hành và lán trại đều bị san phẳng, đất chồng lên đất, cây và đá la liệt khắp nơi” – Hồ Văn Thoàn nói.

Các công nhân may mắn thoát nạn hiện đang được triều trị tại bệnh viện Đa khoa Bình Điền, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Anh Hồ Văn Diêu (26 tuổi, trú Quảng Trị) cho biết, sau khi 7 công nhân tập hợp đông đủ, anh và anh Thoàn đã thay nhau cõng một người chạy lên khu vực núi cao, sau hơn 2 giờ bằng rừng lội suối, tất cả đã di chuyển lên được khu vực Rào Trăng 4.

Ông Nguyễn Đình Minh (63 tuổi, Quảng Trị) là người bị thương nặng nhất, khi đất đá ập xuống, cây rừng và lớp bùn đá đè qua cơ thể ông Minh. Trong cơn hoạn ????ạn, ông Minh được nhóm anh Hồ Văn Thoàn ứng cứu.

Đến sáng ngày 14/10 nhóm công nhân được đội cứu hộ ứng cứu và đưa vào bệnh viện Đa khoa Bình Điền, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế để điều trị.

Ông Minh kể lại ngày xảy ra vụ việc kinh hoàng.

Nhai mì tôm tìm đường sống

Chập tối ngày 14/10 và sáng 15/10, khi được tin 7 người thoát ????ạn từ Rào Trăng 3, bà con lối xóm thôn Hiền An 2 đã kéo đến hỏi thăm, động viên anh Nguyễn Đình Cương và gia đình.

3 ngày mất ăn mất ngủ, sau khi nghe được tin lành gia đình ông Nguyễn Bá Định (bố anh Cương) vội chạy tới UBND xã Phong Xuân để nghe ngóng tin tức của con.

Dù đã trở về từ cõi ????hết nhưng anh Nguyễn Đình Cương hiện vẫn chưa tin mình có thể sống sót trở về.

Hàng xóm đến hỏi thăm,động viên anh Nguyễn Bá Cương và gia đình.

“Tối ngày 11/10, trời mưa tầm tã. Sau khi ăn cơm ở nhà điều hành, tôi cùng 1 công nhân khác lái máy múc ra khu vực lán trại ngủ. Đến khoảng 0h30 ngày 12/10, chúng tôi bất ngờ nghe 1 tiếng nổ lớn, lúc này bỗng có anh đồng nghiệp chạy từ hướng nhà điều hành ra, hoảng loạn báo sạt núi đã vùi lấp nhà điều hành rồi.”, Anh Cương kể.

Nghe tin dữ tất cả bật dậy, chạy tới các lán khác để báo tin, tìm kiếm xem có còn ai còn sống không, khi đó có khoảng hơn 20 người.

“Đêm đó anh em chúng tôi tìm được 7 người bị thương, mưa lớn khiến mọi thứ tan hoang. Chúng tôi cố dùng đèn từ điện thoại tìm kiếm tiếp nhưng vô vọng.”, anh Cương nhớ lại.

Nơi 13 chiến sĩ mất tích

Sáng ngày 12/10, nhóm anh Cương và hơn 40 người còn sống sót men theo đường núi đi trong mưa, anh em mệt rã rời, trong người chỉ còn mì tôm, nhai để lấy sức.

Sau khi lên được thủy điện Rào Trăng 4, mọi thứ coi như đã ổn định. Nhóm công nhân nhờ điện thoại của một nhân viên để báo tình hình sự cố sạt lở đất. Trưa ngày 14/10 hơn 40 người được lực lượng chức năng tiếp cận, đưa về Bình Điền theo đường thủy. Mọi người sau đó được công ty chủ đầu tư hỗ trợ đón xe về quê Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *