BN khỏi ɴCoV mới 3 tháng tái ɴhiễm lần 2, sau đó lại nhiễᴍ tiếp lần 3: Chuyên gia khuyến cáo

Rất nhiều người có suy nghĩ chủ quan là nhiễm nCov sau đó khỏi rồi thì sẽ không lo bị tái lại nữa vì khi bị nhiễm thì cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại virus rồi. Nhưng nghĩ vậy là sai quá sai nha mọi người, bởi mắc khỏi nCov rồi vẫn có nguy cơ nhiễm lại đó.

Với virus nCov thì bất cứ trong hoàn cảnh nào như: Dù đã khỏi bệnh, dù đã tiêm đầy đủ vaccine…thì cũng có nguy cơ tái nhiễm nếu không chủ động phòng chống cẩn thận.

Thực tế đã có trường hợp tái nhiễm nCov tới lần thứ 3 luôn. Thông tin này mình đọc được trên báo Thanh Niên online đó mọi người. Về nguyên nhân cũng như quá trình lây nhiễm cụ thể như thế nào thì mình sẽ chia sẻ lại bên dưới, những ai quan tâm có thể tham khảo nha.

heo như nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Yale và Đại học Bắc Carolina (Mỹ), họ đã phát hiện ra rằng việc tái nhiễm nCov có thể xảy ra ngay sau 3 tháng kể từ khi nhiễm bệnh lần đầu.

Dưới đây là 3 trường hợp tái nhiễm không được công bố danh tính – đã đến phòng xét nghiệm của Đại học Khoa học Y khoa Mashhad kiểm tra, với các triệu chứng và kết quả xét nghiệm được mô tả như sau:

1. Hơn 3 tháng sau tái nhiễm lần 2, khỏi xong hơn 2 tháng lại tái nhiễm tiếp lần 3

Là một phụ nữ 58 tuổi, không có bệnh nền, chỉ thỉnh thoảng có các triệu chứng giống cúm nhẹ, như đau họng, sốt, nhức đầu, khó thở, nhịp tim nhanh và tiêu chảy, dương tính vào ngày 18/3/2020.

Bệnh nhân được cách ly tại nhà điều trị và 3 tuần sau xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính.

Tuy nhiên, khoảng 93 ngày sau (hơn 3 tháng): Bà xuất hiện các triệu chứng ho khan, sốt, khó thở, suy nhược, đổ mồ hôi nhiều, hạ huyết áp và trầm cảm cấp tính. Nhịp tim khi nghỉ ngơi 75 nhịp/phút và độ bão hòa oxy dưới 85% và các triệu chứng khác dẫn đến nhập viện, lúc này xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính.

Sau đó khoảng 65 ngày tiếp theo (hơn 2 tháng): Các triệu chứng ho tái phát, suy nhược nghiêm trọng, đau cơ và đau xương, sốt và ớn lạnh nhẹ xuất hiện. Xét nghiệm PCR dương tính. Ho và đau ngực kéo dài đến 2 tháng. Cơn ho vẫn tiếp tục và cần phải sử dụng nhiều loại thuốc xịt hít.Các triệu chứng tái nhiễm đều khác nhau.

 

Là một người đàn ông 48 tuổi có biểu hiện: Nhức đầu, sốt, ho, ớn lạnh, tiêu chảy vào ngày 9/3/2020. Xét nghiệm nCov cho kết quả dương tính. Bệnh nhân được tự cách ly tại nhà và hầu hết các triệu chứng biến mất sau vài ngày, chỉ còn ho.

4 Tháng sau đó: Bệnh nhân đau đầu nhẹ trong 3 đêm. Xuất hiện nhiều triệu chứng như sổ mũi và đau nhức cơ thể, ho, cảm giác nóng rát ở tay chân và mệt mỏi. Các triệu chứng kéo dài trong 10 ngày và được giải quyết mà không cần nhập viện. Lúc này khi làm xét nghiệm nCov thì lần thứ 2 cho kết quả dương tính.

98 ngày tiếp theo: Bệnh nhân xuất hiện lại các triệu chứng như ho, suy nhược nghiêm trọng, đau cơ, cảm giác nóng rát ở tay chân, sốt, tiêu chảy và buồn nôn. Không có triệu chứng nghiêm trọng về hô hấp nhưng sốt nhẹ và các triệu chứng tiêu hóa. Xét nghiệm PCR lại lần nữa dương tính. Nhịp tim lúc nghỉ là 96 nhịp/phút với độ bão hòa oxy là 94%.

3. Trường hợp thứ ba

Vào tháng 4/2020, một người đàn ông 46 tuổi đau đầu dữ dội và buồn ngủ trong 3 ngày. Sau 4 ngày thì anh này bị sốt, khó thở, ho, nhức đầu, chóng mặt, sụt cân, suy nhược nghiêm trọng và chán ăn. Mạch 95 nhịp/phút khi nghỉ ngơi với độ bão hòa oxy là 89%. Các triệu chứng sau đó cải thiện hơn, và 3 tuần sau làm xét nghiệm PCR thì cho kết quả âm tính.

Nhưng 3 tháng sau nữa thì bệnh nhân này lại có biểu hiện nhẹ như sốt và ớn lạnh, suy nhược. Xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính và độ bão hòa oxy là 90%.

Và 4 tháng tiếp theo nữa, các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm sốt trên 40 độ, ớn lạnh và suy nhược nghiêm trọng, tiêu chảy nặng, sụt cân, khó thở và chán ăn. Lúc này làm xét nghiệm PCR lại cho kết quả dương tính.

Các triệu chứng tái nhiễm lần sau có gì khác lần trước?

Với những nghiên cứu trên, các triệu chứng của tái nhiễm khác nhau ở cả ba trường hợp: một người có triệu chứng nhẹ, hai người có triệu chứng trung bình, cần hỗ trợ oxy. Những bệnh nhân hồi phục ít nhất 2 tháng, sau đó bị nhiễm nCov lần thứ 3. Từ các dấu hiệu lâm sàng, do nghi ngờ bệnh nhân tái nhiễm với nCov, nên họ đã được làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính.
Những trường hợp trên đã cung cấp bằng chứng quan trọng về việc tái nhiễm SARS-CoV-2 ngay cả đến lần thứ 3 nha mọi người. Vì vây, chúng ta cần xem xét nhiều hơn ở những bệnh nhân tái phát các triệu chứng nCov.

Khi bị tái nhiễm nCov thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo những người đã nhiễm nCov nên tiêm chủng khi điều kiện cho phép.

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trong số những người từng nhiễm nCov, thì người chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với người đã tiêm chủng đầy đủ nha mọi người.

Những thông tin này mình tham khảo được trên báo thấy hay nên chia sẻ để mọi người biết được rằng nhiễm nCov rồi khỏi thì vẫn có thể nhiễm lại được nha. Vì vậy cách tốt nhất là chúng ta nên tiêm phòng đầy đủ vaccine, sau đó là chủ động phòng tránh virus bằng cách thực hiện tốt biện pháp 5k nhằm ngăn chặn virus lây lan rộng.

Nguồn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *