8 vị trí quan trọng trên cơ thể người, khi đau dù bận cũng phải đi khám ngay

Dù là đàn ông hay phụ nữ đều có những cơ quan trọng yếu giống nhau. Một khi những “bộ phận then chốt” bị tổn thương, nó sẽ phát ra một số tín hiệu gây đau đớn. Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu được tại vị trí đó cơ quan nào đang bị bệnh, từ đó dù bận rộn cỡ nào cũng cần phải gấp rút đi khám bệnh.

Sau đây là một số vị trí then chốt phát tín hiệu cơ thể đang có vấn đề:

1. Đi tiểu đau

Đừng chủ quan với cảm giác khó chịu khi đi vệ sinh như tiểu rát, tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt… Cơn đau này cho thấy cơ thể đang mắc một số bệnh như nhiễm trùng bàng quang, viêm niệu đạo, tăng sản tuyến tiền liệt và nhiều bệnh lý khác. Nếu kéo dài thời gian chần chừ chữa bệnh, tình trạng sẽ ngày càng nặng thêm và gây ra những tổn thương không thể phục hồi.

2. Đau ngực

Có nhiều lý do dẫn đến đau ngực, nếu ngực thường xuyên có cảm giác như bị một vật gì đó chèn ép hoặc đau dữ dội, đó có thể là dấu hiệu tim đang bất thường. Cơn đau này sẽ tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng đến vai, cổ, răng… Đồng thời, trong cơn đau sẽ kèm theo cảm giác buồn nôn, chán ăn.

Bên cạnh đau ngực do bệnh tim, nó còn có liên quan tới một số nguyên nhân khác như:

– Đường tiêu hoá: Trào ngược axit dạ dày, rối loạn thực quản, sỏi mật, viêm tuyến tuỵ.

– Phổi: Viêm ph.ổi, tràn khí màng ph.ổi, cục máu đông, co thắt ph.ế quản, viêm ph.ế quản do virus.

– Cơ hoặc xương: Xương sườn bầm tím hoặc gãy, gãy xương gây áp lực lên dây thần ki.nh.

– Bệnh khác: Bệnh zona thần ki.nh, các cơn hoảng loạn xảy ra đột ngột.

3. Đau lưng

Hầu hết đau lưng là do hoạt động thể chất nhiều hoặc giữ một tư thế quá lâu. Thông thường, tình trạng này không có những triệu chứng đau dữ dội, nếu nhận thấy lưng phía đằng sau đau nhói, nó có thể là do căng dây chằng gây ra.

4. Đau vùng bụng trên, bên phải

Gan là cơ quan không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe của con người. Nếu gan gặp vấn đề, quá trình chuyển hóa và bài tiết hormone của cơ thể sẽ mất cân bằng. Đối với nam giới thường xuyên nhậu nhẹt, phải chú ý đến sức khỏe của gan. Một khi gan đã bị tổn thương, nó sẽ dễ dàng dẫn tới viêm, xơ, ung thư và nhiều bệnh lý khác đi kèm.

5. Đau thắt lưng

Đau thắt lưng không phải là bệnh nhưng nó gây ra không ít phiền toái cho mọi người. Đối với những người thường xuyên tập thể dục, đau thắt lưng cũng là biểu hiện cho thấy cột sống đang mất ổn định nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi các cơ và dây chằng ở lưng bị kéo căng hoặc rách do hoạt động quá mức, các triệu chứng như đau và cứng ở vùng lưng dưới sẽ xuất hiện. Nếu đĩa đệm bị chấn thương cũng gây ra đau thắt lưng. Đau thần ki.nh toạ cũng xảy ra nếu đĩa đệm chèn lên dây thần ki.nh, nó cũng gây ra đau lưng, kèm theo đó là bàn chân có cảm giác như bị bỏng hoặc kim châm.

6. Đau dưới khung xương sườn, dọc 2 bên cột sống

Thận không chỉ là bộ phận cân bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mà còn liên quan đến tốc độ lão hóa. Khi nhận thấy cơn đau xuất hiện ở mạn sườn, dọc 2 bên cột sống, đây có thể là do axit uric đang quá cao hoặc do sỏi thận gây ra.

7. Sưng cổ

Cổ là bộ phận quan trọng kết nối giữa đầu và cơ thể, trong đó có rất nhiều mạch máu. Đây cũng là một trong những nơi tập trung nhiều tế bào lympho trong cơ thể người, một khi bị tổn thương, cổ sẽ có phản ứng sưng tấy.

Sưng cổ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và mạch má.u não. Bất cứ khi nào bạn thấy cổ khó chịu hoặc hơi sưng, rất có thể đó là dấu hiệu của bướu cổ, viêm amidan, viêm họng hạt…

8. Đau chân

Đôi chân là điểm tựa và cũng là nơi gánh trọng lượng toàn bộ cơ thể. Nếu cơn đau chân xảy ra không phải do chấn thương hay bị phong thấp, bạn cần hết sức cảnh giác. Đây có thể là một bất thường ở cơ quan nào đó trong cơ thể, khiến khí huyết lưu thông kém. Việc đến bệnh viện để kiểm tra chính xác là điều nên làm.

Theo Sohu, Healthline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *