Con đi học về ướt đồ, mẹ phát hỏa hỏi chuyện trong nhóm chat của lớp, ai nấy đều thương cô giáo

Con mặc cái quần ướt nhẹp từ trường về, bà mẹ tức giận nhắn loạn vào nhóm chat chung của lớp đòi cô giáo ra mặt giải thích cho rõ.

Một đứa bé đi học về mặc chiếc quần ướt, mẹ bé thật sự không thể hiểu nổi cô giáo dạy dỗ thế nào mà để con mặc đồ ướt. Bà đã nhắn tin vào nhóm chat chung cả lớp mong nhận được lời giải thích của cô giáo kia. Lúc này cách cô giáo nói rõ vấn đề khiến các bà mẹ phải tự suy nghĩ lại.

Con về nhà quần ướt sũng, mẹ phát hỏa nhắn tin nhóm đòi cô giáo giải thích

Con của cô Lý nhập học vào tháng 9 năm nay, nhưng có một ngày, cô Lý thấy quần của con mình bị ướt sau khi đi học về. Sau khi hỏi kỹ, cô mới biết buổi chiều con mình tè ra quần, nhưng cô giáo tại sao lại để con mặc quần ướt thế này.

Cô Lý đã rất tức giận, giáo viên trong lớp thậm chí còn không để ý đến việc trẻ tè ra quần là quá vô trách nhiệm. Vì vậy cô đã nhắn tin vào nhóm chat của lớp kể tội cô giáo và muốn nghe cô giáo giải thích rõ ràng.

Cô giáo thấy đau lòng với lời chỉ trích của mẹ Lý. Lý do được giải thích là con của cô không thể tự đi vệ sinh và không hề nói với giáo viên khi con thấy mắc. Đứa trẻ đã đi tiểu ướt 2 chiếc quần vào buổi sáng và giáo viên đã phải giặt quần cho đứa bé, vì không khô kịp và hết quần nên đành cho con mặc quần ướt tạm. Cô giáo cũng xin nhận lỗi vì để xảy ra chuyện này.

Về lời giải thích của cô giáo, cô Lý nói rằng cô không thể chấp nhận được và cho rằng vì con cô được gửi ở nhà trẻ nên cô giáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và luôn quan tâm đến trẻ kể cả việc con đi vệ sinh.

Cô giáo mẫu giáo không phải bảo mẫu

Quan điểm của nhiều phụ huynh đối với giáo viên mầm non vẫn còn ở khâu “cô giáo là bảo mẫu”. Nhưng thực tế, hàng ngày giáo viên phải trông nhiều học sinh cùng lúc, sức lực cũng có hạn.

Khi trẻ tè quần, đầu tiên giáo viên phải thay quần cho trẻ kịp thời, sau đó kiên nhẫn hỏi nguyên nhân ướt quần và dạy trẻ cách đi vệ sinh. Những việc này thực tế lại đòi hỏi nhiều tâm sức và thời gian mới có thể hoàn thành chứ không như phụ huynh nghĩ đơn giản là thay quần áo sạch sẽ là xong.

Vì vậy, cha mẹ không nên coi cô giáo mầm non là bảo mẫu chăm con mà nên thấu hiểu cái khó của cô giáo, phối hợp dạy con cùng cô giáo. Các nhà giáo dục học đã từng có một công thức: 5 + 2 = 0. Có nghĩa là 5 ngày học ý thức, kỹ năng ở trường của trẻ sau đó được nuông chiều 2 ngày cuối tuần ở nhà thì mọi thứ trở về điểm xuất phát.

Cũng giống như vấn đề đi vệ sinh của con cô Lý, thay vì luyện tập cho con trước khi đi nhà trẻ để con đi học được tốt hơn thì lại ỷ lại hết vào cô giáo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ 18 – 24 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để được dạy tự đi vệ sinh.

Và trẻ khoảng 2 tuổi phải học cách nói khi muốn đi vệ sinh với người lớn. Trường hợp trên 3 tuổi vẫn không tự đi vệ sinh hay tè ra quần thì các mẹ cũng nên xem lại bản thân.

Khi cha mẹ thấy con có vấn đề ở lớp cần có cách xử lý khôn ngoan

_Không hỏi trực tiếp giáo viên trong nhóm

Nhóm phụ huynh được thành lập để tạo điều kiện cho giáo viên đưa ra thông báo, việc mẹ hỏi chuyện riêng con mình ngay trong group sẽ làm phiền các phụ huynh khác, chưa kể mẹ đang kể xấu con mình, điều này đến tai bạn cùng lớp, con sẽ dễ bị trêu chọc.

_Trao đổi với trẻ tại sao tè ra quần

Khi phụ huynh đối mặt với việc con mình tè dầm, điều quan trọng nhất không phải là buộc tội giáo viên hay la mắng con mà phải tìm hiểu nguyên nhân, xem con đang gặp khó khăn gì, từ đó giải quyết cho con.

_Trao đổi riêng với giáo viên

Phụ huynh nên trao đổi riêng với giáo viên nếu có bất kỳ vấn đề gì, cũng nên nói chuyện nếu con đang gặp một số rắc rối, để giáo viên có thể có những chú ý riêng dành cho con và có cách hướng dẫn con tốt hơn.

Sự trưởng thành của trẻ cần sự hỗ trợ của nhà trường và gia đình, không thể hoàn toàn phụ thuộc vào một trong hai, ngay cả việc dạy con tự đi vệ sinh thôi, các mẹ cũng không thể đặt hết vào tay cô giáo, con mình thì mình tự dạy trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *