Đang mang thai đứa thứ 3 thì bị uɴg tʜư, bà mẹ ba con lạc quan: ‘Tôi biết ơn căn bệnh uɴg tʜư’

Mắc bệnh uɴg tʜư trực tràng nhưng Đinh Khuyên lại cho rằng, chị biết ơn căn bệnh này vì đã cho chị nhận ra nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, khi mắc bệnh chị nhận ra được bản thân đã được yêu thương nhiều đến nhường nào.

Ngồi ở hàng lang chờ chồng trao đổi với bác sĩ, chị Đinh Thị Khuyên (SN 1990, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) thấy cánh cửa phòng bật mở. Chồng của chị xuất hiện, nước mắt anh lưng tròng. Một tay anh cầm tờ kết quả xét nghiệm của vợ, tay kia anh đưa ra cho chị nắm.

Quãng đường hơn 40km, anh không rời tay chị, không nói một lời nhưng nước mắt chảy dài. Người chồng quay mặt ra phía cửa xe taxi để vợ không nhìn thấy, nhưng qua bàn tay chồng run run, chị vẫn hiểu anh đang khóc.

Đó là ngày 3/8/2020 – ngày chị Khuyên biết, mình đã nhận “áɴ ᴛử” bởi căn bệnh uɴg tʜư.

Sóng gió của gia đình nhỏ

Nhà chị Khuyên và anh Đinh Văn Hoàn (SN 1989) ở gần nhau và họ cùng học chung trường cấp 3. Nhiều điểm chung ấy đã khiến họ xích lại gần nhau hơn.

“Anh tốt, hiền lành và yêu mình thật lòng”, là những lý do để chị gật đầu khi anh Hoàn ngỏ lời.

Họ về chung nhà sau một đám cưới giản dị vào năm 2011. Năm 2012, họ sinh con gái đầu lòng. “Lúc đó, kinh tế gia đình khó khăn lắm do chúng mình còn trẻ, công việc lại chưa ổn định”, chị nhớ lại.

Sau khi sinh con thứ hai vào 2018, năm 2020, chị mang thai con thứ ba. Lúc này, kinh tế cũng đỡ khó khăn hơn trước khi chị trở thành chủ một tiệm spa nhỏ. Họ mạnh dạn vay mượn để xây căn nhà mới. Chị Khuyên không ngờ chính thời điểm này, cuộc đời mình lại bước sang một biến cố khác.

“Lúc mang ᴛhai bé thứ 3, tôi phát hiện mình có vấn đề về sức khỏe, cụ thể là đường ruột. Nhưng do mang ᴛhai nên tôi không thể nội soi mà chỉ khám bình thường”, chị nói.

Chị đi siêu âm, được kết luận thai nhi phát triển bình thường. Chị chỉ nghĩ đơn giản rằng có thể mình bị rối loạn tiêu hóa do ᴛhai kỳ và mua thuốc lợi khuẩn về uống.

Sinh bé thứ 3 được 1 tháng, tháng 8/2020, tình trạng sức khỏe của chị không cải thiện. Người phụ nữ này tiếp tục bị đᴀu, mệt mỏi, không thể ăn và sụt cân.

Lúc này, chị được chồng đưa đến BV ĐH Y Hà Nội để tiến hành thăm khám, nội soi. Khi nhận kết quả, chị ngồi chờ ở ngoài để chồng vào gặp bác sĩ.

Nhìn thấy chồng bước ra không nói gì, chỉ khóc, chị hiểu ra vấn đề. “Trước khi đi khám, tôi cũng tìm hiểu và biết rằng nặng nhất của đường ruột là uɴg tʜư nên thấy anh ấy khóc, tôi cũng đoán được. Lúc đó, quá nhiều suy nghĩ hỗn độn trong đầu, tôi không thể khóc, chỉ nghĩ đến 3 đứa trẻ ở nhà, đứa 8 tuổi, đứa 2 tuổi và bé mới sinh…”.

Suốt chặng đường về, anh Hoàn không nói với vợ một lời nào. Nhưng khi về đến nhà bình tĩnh lại, anh nói với chị, có bệnh thì phải chữa.

“Anh ấy bảo: “Em không cần lo lắng gì cả, cứ yên tâm điều trị. Nếu cần, anh sẵn sàng bán nhà lấy tiền cho em chữa bệnh”. Sau này, tôi cũng từng hỏi sao hôm đó anh khóc nhiều vậy, vì đây là lần đầu tiên tôi thấy anh khóc dữ dội đến thế.

Chồng tôi chỉ nói rằng: “Lúc đó, anh hơi sốc vì không ngờ em mắc uɴg tʜư. Suốt thời gian mang ᴛhai, em đã mệt và đᴀu nhiều, anh cũng không biết làm thế nào để em đỡ đᴀu. Anh không ngờ em vừa mang thai mệt mỏi, trải qua lần sinh nở không dễ dàng gì lại vướng bệnh. Anh nghĩ đến vợ, đến con nên anh khóc”, chị nhớ lại.

Thời gian sau đó, chồng chị dồn toàn bộ nỗ lực để hỗ trợ vợ chữa trị. Hai vợ chồng vừa xây nhà với khoản nợ chưa trả xong, anh tiếp tục vay mượn tiền để lo cho vợ. Anh gọi điện, gặp gỡ các bác sĩ, những người từng bị uɴg tʜư để xin họ hướng dẫn, kinh nghiệm.

Chị Khuyên cũng cai sữa khi con vừa 1 tháng tuổi để chuẩn bị cho đợt pʜẫu tʜuật đầu tiên.

Hành trình chiến đấu với “ᴛử ᴛhần” của bà mẹ ba con

Chị ở viện khoảng 10 ngày để pʜẫu tʜuật. Giai đoạn này, do dịch SARS-CoV-2 nên người nhà bị hạn chế vào bệnh viện. Chồng chị xin nghỉ làm, một mình vào viện chăm lo cho vợ. “Suốt cả quá trình pʜẫu tʜuật, các hoạt động vệ sinh, ăn uống… của tôi đều diễn ra tại giường. Chồng hỗ trợ vợ không một lời kêu than”.

Sau pʜẫu tʜuật, chị được về nhà nghỉ ngơi vào tuần nhưng sau đó lại nhận được thông báo của bác sĩ, chị phải truyền hóa chất.

“Tháng 9/2020, tôi vào hóa chất đợt đầu tiên. Truyền hóa chất kʜủng kʜiếp lắm, mình cảm thấy cơ thể không bình thường nữa, không ăn nổi, chỉ buồn nôn. Đã có lúc, tôi tự hỏi: “Sao mình mới 30 tuổi đã bị bệnh? Mình có đời sống không quá tệ – không hút thuốc, không rượᴜ chè, ăn uống lành mạnh, sao vẫn bị bệnh? Và tôi bắt đầu đọc các sách về sức khỏe để tìm hiểu”, chị Khuyên nói.

Người phụ nữ sinh năm 1990 thừa nhận, những cuốn sách như tấm phao cứu sinh khi cuộc đời chị gặp biến cố.

“Những cuốn sách về sức khỏe – tôi đọc hết quyển này đến quyển khác. Từ đó, tôi nhận ra nhiều điều và thay đổi lối sống tích cực hơn như tập thể dục, đi ngủ và dậy sớm… Trước đây tôi lao vào công việc, ít dành thời gian cho bản thân thì nay tôi dành thời gian cho mình nhiều hơn. Dần dần, tôi thấy cơ thể nhiều đổi khác”.

Nhưng điều lớn nhất là những cuốn sách đã giúp chị thay đổi về suy nghĩ, tâm lý. Thay vì bi quan, lo lắng chị đón nhận mọi chuyện một cách nhẹ nhàng, lạc quan hơn.

“Chẳng còn lo sợ, trái lại, tôi cảm thấy uɴg tʜư còn cho mình một sự trải nghiệm tuyệt vời. Tôi cảm thấy thấy biết ơn căn bệnh của mình hơn là sự oán trách, tuyệt vọng, buồn chán”, chị nói.

Theo chị Khuyên, khi mắc bệnh chị nhận ra được bản thân đã được yêu thương nhiều đến nhường nào.

Hai bà nội và ngoại luôn thay nhau chăm sóc bé vừa sinh. Khi bé cai sữa do mẹ phải truyền hóa chất, những người phụ nữ có con nhỏ ở làng, xã biết chuyện đã kêu gọi nhau vắt sữa tặng lại cho gia đình chị.

“Mọi thứ ban đầu hơi lộn xộn, xáo trộn một chút nhưng rồi đâu lại vào đấy”, chị cười nói.

Đặc biệt, chị dành rất nhiều tình cảm khi nói về người bạn đời của mình. “Mỗi lần đi truyền hóa chất, người ta thông báo 10, 15, 20 triệu đồng, anh lại tra danh bạ xem còn ai không để vay. Số tiền vay mượn giờ rất lớn nhưng anh quan niệm “còn người còn của”, không cho tôi được phép lo lắng, bi quan.

Vợ được về nhà, anh lại tranh thủ đi làm. Quãng đường cách nhau 40km, anh vẫn đi đi về về để đỡ đần các bà chăm vợ con. Có những lúc tôi mệt cáu gắt hoặc làm gì sai, anh biết đấy, nhưng vẫn im lặng. Tôi biết ơn anh vì điều đó”, chị nói.

Lúc chị Khuyên truyền hóa chất lần 3, chị được các bác sĩ đáɴh giá tiến triển tốt hơn. Hiện tại, chị đã trải qua 6 lần truyền hóa chất.

“Các lần đầu rất mệt nhưng càng về sau, tôi cảm thấy đỡ hơn có thể do mình thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và tinh thần lạc quan hơn. Tôi vui vẻ đón nhận mọi chuyện và sẽ tiếp tục “chiến đấu”, chỉ đôi lúc ngồi một mình lại buồn vì thương chồng, thương con.

Con gái lớn (9 tuổi) của tôi, chưa biết uɴg tʜư là gì. Cháu chỉ biết mẹ ốm, phải đi bệnh viện. Có lần, cháu ngây thơ hỏi: “Khi nào mẹ không phải đến viện nữa?”. Chắc mẹ đi nhiều quá, cháu nhớ”, chị Khuyên lạc quan kể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *