Mẹ đơɴ thâɴ ʀòng ʀã chiến đấu chạy đua với tử ᴛhầɴ để giữ con: Ký ức còn đây, mà con đâu rồi

Ngày thông báo kết quả, bác sĩ nói: ‘Con khỏe thế này nhưng có thể ra đi bất cứ lúc nào’, từ lúc đó chị Nga chạy đua với ᴛử ᴛhần để giữ con bên mình.

Con trai chị, Đặng Nguyễn Hoàng Anh là cậu bé có thể khiến người mới gặp chú ý vì nước da trắng bóc. Không có cha từ nhỏ, cuộc sống của Hoàng Anh chưa bao giờ thiếu thốn bởi tình yêu của bà, của mẹ.

Đầu tháng 8/2020, cậu bé l.a đ.au b.ụng mấy ngày ᴋhông ᴋhỏi. Chị Nguyễn Thị Nga, 35 tuổi đưa con đi khám ở Bệnh viện đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa) thì nhận kết quả con bị bạch cầu cao, cần chuyển ra Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương gấp. Chị Nga và mẹ gói ghém tất cả tiền bạc trong nhà được 20 triệu đồng đi luôn trong ngày.

Kết quả khám ở Hà Nội cũng giống như ở Thanh Hóa. Nhìn cậu bé da ʜồng ʜào, khỏe mạnh, bác sĩ x̶ót x̶a bảo con ra ngoài, rồi nói tin d.ữ với người mẹ. “Câu nói khiến tôi không thở nổi. Lúc ở nhà tôi hy vọɴg có sự nhầm lẫn nào đó. Làm sao thằng bé lại bị uɴg ᴛhư ᴍáu được”, chị Nga chia sẻ.

Nhưng dù s.ốc đến đâu, người phụ nữ đơɴ thâɴ cũng buộc phải quay trở lại thực tại để quyết định cho con gạɴ ᴍáu và truyềɴ hóa chất. Trong đầu chị lúc nào cũng là câu nói “Mẹ sẽ cố gắng để giữ con ở lâu bên mẹ”.

Những ngày đầu, không ngày nào nhìn con chị không khóc. Lắm lúc chị nói dối lý do ra ngoài, trốn góc thang bộ dấm dứt một mình. Hoàng Anh ngây thơ không hiểu mình mắc bệnh gì, có chữa được hay không, em chỉ vô cùng sợ mũi kim dài 5 cm. Mỗi lúc thấy cô y tá đến, cậu bé nhắm tịt mắt trong lòng mẹ. Lúc mở mắt ra trên 2 tay là 4 kim chằng chịt dây.

“Mỗi lần gạn máu, con nằm trên giường bất động, tím tái. Tôi ước giá như con bị một bệnh gì chỉ m.ổ x.ẻ để đ.au duy nhất một lần thôi”, người mẹ ʙộc ʙạch.

Lộ trình điều trị qua bốn đợt. Sau những lần vào hóa chất trắng, hóa chất đỏ, cậu bé không còn đâu vẻ thiên thần khi cơ thể ngày một gầy rộc, tóc rụng hết, người từ 48 kg chỉ còn 31 kg.

Nhà người ta còn có chồng có vợ thay nhau, còn chị Nga chỉ có một mình thức gần như đêm trắng chăm con. Tâm trạng chị lúc mừng vui khi bác sĩ nói có tín hiệu khả quan, khi rơi xuống đáy vực vì tiến triển xấu. “Mới hôm trước bác sĩ bảo sau khi chọc tủy con lui bệnh hoàn toàn thì vài ngày sau báo bị thâm nhiễm lên não 95%”, chị kể.

Những đợt đầu gia đình nhận bảo hiểm 80%. Từ đợt điều trị thứ 3, bé được bảo hiểm 100%. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bé bị lúc bị nấm, khi bị nhiễm khuẩn nên phải bổ sung thuốc ngoài liên tục để tăng cường đề kháng. Kinh tế gia đình không chống trụ được, chị Nga và mẹ vay mượn khắp nơi. Lúc không thể vay được nữa, chị đi xin để cứu con. “Chỉ cần giữ con ở bên mình, tôi có thể làm mọi việc”, chị nói.

Giữa tháng 7/2021, hai mẹ con bước vào đợt điều trị thứ tư. Vì dịch nên hai mẹ con bị mắc kẹt không thể về. Cũng đợt này, cậu bé bị loét từ họng ra miệng, phải xông dạ dày vì không ăn được. Tiền bạc mang theo dần cạn, chị nga lên group Hà Nội giúp nhau mùa dịch để xin sự giúp đỡ, đêm 4/9.

Chỉ lát sau bài được duyệt, hai mẹ con đã nhận được sự trợ giúp cả lương thực thực phẩm, chỗ ở, đến kinh phí chữa trị. Nhưng nửa đêm hôm đó Hoàng Anh sốt cao, co giật phải cấp cứu. Mấy ngày liên tục cậu bé sốt không hạ, đến 6/9 thì người oải dần.

Trưa ấy, thay xong bộ quần áo mới, nằm trong lòng mẹ Hoàng Anh hỏi: “Mẹ ơi, nếu chết có được thở oxy về nhà không?”. Chị Nga nghẹn ngào: “Con không được nói gở miệng. Con vẫn khỏe mạnh, con phải ở bên mẹ”. Cậu bé lại nói: “Nếu chết có được lên trời gặp Phật không mẹ?”. “Con là đứa trẻ ngoan, con sẽ được gặp Phật”, người mẹ rờ lên đôi môi khô khốc của con, trả lời.

Tim Hoàng Anh đập chậm dần. Dù các bác sĩ hết sức cấp cứu, trái tim ấy đã dừng lại ở tuổi 13.

Chị Nga đổ sụp bên giường bệnh. Chị muốn gào lên nhưng không thể. Còn cả một đường về nhà, nếu chị gục ngã, ai sẽ chuyện trò với con. “Con đã quá thiệt thòi không có bố. Mình gánh vai trò cả cha lẫn mẹ, mình bảo sẽ gánh con hết cuộc đời miễn con ở bên, nhưng không được nữa rồi”, chị nói.

Bức tranh “Thiên thần áo trắng” của Hoàng Anh tham gia cuộc thi Vì một Việt Nam tất thắng.

Ung thư nhi là một hành trình hao tổn vật chất và tinh thần. Tùy thể bệnh, nếu được phát hiện sớm và có lộ trình phù hợp, đứa trẻ có thể khỏi bệnh và tái hòa nhập cộng đồng. Những năm qua tỷ lệ điều trị ung thư nhi của Việt Nam đã tăng lên gần như tiệm cận các quốc gia trên thế giới. Hoàng Anh nằm trong số khoảng 30% trẻ không có may mắn này.

Con ra đi nhưng ký ức về con còn ở lại. Hồi cuối tháng 8, Hoàng Anh tham gia cuộc thi vẽ tranh Vì một Việt Nam tất thắng, trong đó vẽ hình ảnh hai thiên thần có cánh trắng bảo vệ dải đất Việt Nam hình chữ S.

Theo VnExpress

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *